Không biết gì thì mất 1 đồng, biết thêm 1 tí rồi mất tận 100 đồng – Nghe có vẻ vô lý các bạn nhỉ? Nhưng sự thật là vậy.

Vốn có câu “Tin hoàn toàn vào sách thì thà chẳng đọc sách“. Ý nói, đọc sách là đang học đang tiếp nhận kiến thức và trải nghiệm của người viết. Nhưng học phải đi đôi với hành. Đem cái kiến thức tiếp nhận được chuyển hóa thành trải nghiệm của mình, thì mới đãi lọc và biến nó thành kiến thức thực sự của bản thân mình. Tránh đi những ngộ nhận trong quá trình lý thuyết chưa được trui rèn trong thực tiễn thì đọc sách (kiến thức Lý thuyết) mới có giá trị. Ở đây, tôi sẽ nói trên phương diện về Ngọc cho các bạn.

Nếu ai đã đọc những bài viết của tôi (sẽ list ở dưới), không phải tự nhiên trong rất nhiều bài viết của tôi, tôi đều khuyên các bạn đừng nên vội tin (bất kỳ ai và kể cả tôi) về những thứ gọi là Kiến thức được chia sẻ khi mà bạn chưa có thời gian, điều kiện để kiểm chứng, trải nghiệm.

Hay như trong Series về Phật Bản Mệnh, tôi có dẫn lại lời giảng của Đại Lão Hòa Thượng Thích Thanh Từ về Chánh TínMê Tín thì cũng tương tự. Tất cả đều có nguyên do, vậy nguyên do là gì?

Thực tế hiện nay

  • Về kinh doanh: tôi nhận thấy có một số cá nhân/doanh nghiệp thường lấy hình trên mạng, trong sách về các sản phẩm đặc trưng nổi bật rồi lấy 1 sản phẩm của mình đang kinh doanh lên để đặt cùng và nói rằng sản phẩm của mình giống với sản phẩm (cao cấp, đặc biệt) như trong Sách/Ảnh ở một website nào đó nhằm cố ý gây nhầm lẫn về chất lượng sản phẩm cho Khách hàng.
Hình minh họa Ngọc trong sách vở - 1
Ảnh 1: Hình minh họa Ngọc trong sách vở – 1
  • Về phương diện chia sẻ và tiếp thu kiến thức: sau khi làn gió mới về Ngọc được Vua Ngọc Bích thổi vào Việt Nam, cùng sự đồng hành về Kiến thức và QUAN ĐIỂM của tôi biên soạn. Đã có nhiều cá nhân ngoài việc sao chép kiến thức của tôi chia sẻ, xào nấu chắp vá đầu đuôi để phục vụ cho việc kinh doanh của mình thì nhiều người còn copy các nội dung từ các trang mạng không chính thống đã không mang nhiều giá trị (các trang nội dung không chính thống theo định nghĩa của tôi là: các trang nội dung không chuyên, ví dụ như vào Cây xăng hỏi mua Bật lửa; vào trang Phật Giáo để lấy thông tin về Thiên Chúa Giáo; vào trang về Đá xây dựng để lấy thông tin về Đá Quý; vào trang của hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam để lấy thông tin về Hội chữ Thập Đỏ…), không có giá trị nội dung từ nhiều nguồn (bao gồm cả tiếng Việt lẫn Ngoại ngữ) nhằm làm cho Khách hàng hiểu nhầm 1 cách cố ý về Kiến thức mà họ (người kinh doanh) có nhưng thực ra họ cũng chẳng khác gì các bạn, cũng đều là cưỡi ngựa xem hoa – họ chỉ đơn giản là những người copy/paste/chia sẻ mà cũng không biết nội dung trong đấy viết về cái gì? Bởi vì:
    • Nếu nội dung gốc là Ngoại ngữ: kiến thức về Ngọc là kiến thức Chuyên ngành, nội dung được viết bằng Ngoại ngữ chuyên ngành đặc thù. Tức là, người dịch phải có kiến thức được Đào tạo chuyên ngành ngôn ngữ về Ngành đó (ví dụ trong ngành Xây dựng có Tiếng Anh xây dựng; ngành Kế toán cho Tiếng anh Kế toán thì Ngọc học/Đá Quý cũng vậy, cần có ngôn ngữ riêng cho ngành này), mà không thể dịch bằng ngoại ngữ phổ thông (kể cả người đã tốt nghiệp Đại học chuyên ngành ngoại ngữ đó), hoặc có thể tra từ điển để dịch thô, dịch word-by-word nhưng để dịch hiểu đúng là chuyện không thể.
    • Nếu nội dung gốc là Tiếng Việt (như những bài viết của tôi hay sách vở), nếu không phải là người có kinh nghiệm thì cũng không hiểu được chứ không nói đến Dịch hiểu từ ngoại ngữ. Bởi vì 1 phần lý do như trên tôi đã nói, Ngọc – được miêu tả bằng những ngôn từ đặc thù, nếu nhẹ nhàng thì kiểu như: [tạp chất, độ trong…] hay phức tạp hơn thì: [nước, độ sâu, ánh, thịt, da…] tất cả những từ này đều là tính từ, mỹ từ gợi lên hình ảnh hoặc trạng thái khi tiếp xúc, tức là khi tiếp nhận kiến thức Lý thuyết đến đâu thì các bạn cần có Trải nghiệm thực tế đến đấy. Việc xem ảnh trên mạng, sách vở thì vẫn chỉ là lý thuyết. Vì Ngọc, khác với những thứ khác, không thể chỉ nói vuông là vuông mà nói tròn là tròn được; những thứ được miêu tả kỹ càng về hình ảnh, hay đắt giá về giá trị là thứ nằm bên trong, những thứ phải tay sờ, mắt thấy… mà không thể nhìn qua ảnh, nghe nói hay nghe ai đó miêu tả hộ được.
Vì vậy cho nên, không phải tự nhiên mà ở Vua Ngọc Bích luôn khuyến khích khách hàng đến tận nơi, cầm trên tay sản phẩm. Ít nhất cũng để biết được như thế nào là đẹp hơn? như thế nào là xấu hơn?


Bản thân tôi, từ cách đây hơn 3 năm trước khi đặt tay biên soạn Series [Ngọc Thạch Chân Kinh] cũng đã sưu tập đủ loại sách vở từ chuyên môn cho đến không chuyên môn do các tác giả ở Việt Nam biên soạn, điều tôi tổng kết lại: nội dung chẳng có gì nhiều (như việc tôi mua cuốn sách: Ngọc Phỉ Thúy – Bí ẩn và Huyền diệu của GIV ấn hành cũng chỉ để tìm xem có chữ nào là Ngọc Phỉ Thúy trong sách hay không? Và kết quả là chẳng có chữ nào ngoài chữ [Phỉ Thúy] ở bìa).

Và nói về trải nghiệm, những tác giả biên soạn – theo tôi cũng chỉ là những người tổng hợp lại kiến thức nào đó, thiên về góc nhìn khoa học, tức là thông tin dạng như [xuất xứ, phân bố], [cấu trúc], [lý tính]…, mà không có nhiều sự trải nghiệm thực tế, bằng kinh nghiệm thực tế. Mà những thứ tạo nên giá trị cho Ngọc lại không nằm ở những thông tin lý tính dạng như [tỷ trọng bao nhiêu]? [độ cứng bao nhiều]? [cân nặng bao nhiêu]?…


Hình minh họa Ngọc trong sách vở - 2
Ảnh 2: Hình minh họa Ngọc trong sách vở

Trên đây là 2 trang của 1 cuốn sách mà tôi sưu tập được của 1 nhóm người/trung tâm có chuyên môn về Đá Quý: chỉ cần 2 trang sách này là chúng ta đã thấy được rất nhiều thứ mà tôi đã nói ở trên và trong rất nhiều bài viết khác:

  • Tuy có 2 trang giấy với ít chữ, nhưng tôi đã thấy nội dung hơi-mang-tính không trung thực.
  • Copy chắp vá lung tung (thấy nhiều đoạn có cả nội dung hao hao của tôi, không biết do trùng hợp hay vô tình).
  • Sai những thứ mang tính khoa học như: […đôi khi phát ánh sáng dạ quang…] – cái này tôi đoán do người đánh máy/biên tập copy mà không rà soát nội dung, còn nếu là người đã có chuyên môn sẽ không bao giờ có dòng này. Đến tài liệu (lưu hành nội bộ) của những người có “chuyên môn” còn ghi thế này thì không thể trách Khách hàng không có hiểu biết, không có kinh nghiệm bị lừa được. Chả trách đến giờ ở Việt Nam vẫn nhiều người bị lừa mua Ngọc Dạ Quang phát sáng; ở Vua Ngọc Bích vẫn có khách hàng hỏi mua; thỉnh thoảng lại có người hỏi Ngọc Bích có phát sáng không? lâu lâu lại có người gạ bán Ngọc phát sáng…

Nếu các bạn có ý định mua sách về Ngọc để tìm hiểu, tôi khuyên là không nên để đỡ tốn tiền. Đọc hết những bài viết của tôi là bạn có nhiều hơn tất cả kiến thức trong Sách ở Việt Nam hiện có – đặc biệt về Nephrite Jade (thực ra tôi chưa nói nhiều về trải nghiệm vì ở Việt Nam nhiều cá nhân/đơn vị không tôn trọng sự lao động và chất xám của người khác. Tôi giành điều đó cho sự chọn lựa nguyên liệu đầu vào của Vua Ngọc Bích và chia sẻ một số Khách hàng thân thiết nếu có điều kiện giao lưu, gặp gỡ).

Tiện vì nói về dòng chữ […đôi khi phát ánh sáng dạ quang…] tôi lại chia sẻ thêm cho các bạn 1 loại được gọi là Đá/Ngọc đã làm mưa làm gió ở thị trường Đá Quý – Đồ Cổ Việt Nam cách đây 5-15 năm có tính chất [phát ánh sáng dạ quang] do TQ đưa sang. Ở VN, rất nhiều người đã bị lừa, rất nhiều người mất tiền oan, nhưng sau cùng vẫn là khách hàng/những người đam mê sưu tập… Mất tiền là 1 nhẽ, còn mất nhiều thứ khác hơn Tiền – đó là Sức khỏe.

Ngọc Dạ Minh Châu và câu chuyện bên nồi lẩu (nồi lẩu này đã hết cách đây 5 năm)

Ngọc Dạ Minh Châu phát sáng
Ngọc Dạ Minh Châu phát sáng

Mấy hôm trước trong bữa cơm thân mật, có anh bạn trước làm cùng công ty, nay bỏ việc về buôn bán Online vài thứ Đá, gỗ mỹ nghệ có hỏi mình về Ngọc Dạ Minh Châu, mà dạo này thấy thị trường đang rầm rộ.

Thực tình thì cũng chả ham hố gì loại này cho lắm khi hiểu về nó. Thôi thì cũng làm vài lời như đã hẹn với bạn.

Bản thân viên Ngọc Dạ Minh Châu THẬT, trên mình phải mang một lượng Đồng vị phóng xạ, các đồng vị phóng xạ này phân rã sinh ra các tia phóng xạ va đập vào các phân tử khác gây ra hiện tượng quang điện làm nó phát sáng; Đấy, để phát sáng tự nhiên phải mang năng lượng là các Đồng vị Phóng xạ.

Còn nếu là Ngọc Dạ Minh Châu nhân tạo nó lại càng NGUY HIỂM hơn!

Bách khoa tri thức đã nói về cách thức huỳnh quang được sinh ra như sau: “Trước hết, vật liệu phát ra huỳnh quang phải hấp thu được tia bức xạ kích thích chiếu lên vật huỳnh quang. Tia bức xạ này lúc đó thực sự trở thành một hình thức năng lượng. Nghĩa là các nguyên tử của vật liệu đó hấp thu năng lượng này rồi chuyển sang trạng thái bị kích thích. Sau một thời gian cực ngắn, trạng thái bị kích thích này lại phục hồi trạng thái ban đầu. Trong quá trình phục hồi, các nguyên tử sẽ phóng ra năng lượng đã hấp thu được dưới hình thức ánh sáng gọi là huỳnh quang”.

Khi sử dụng Lưu huỳnh làm chất phát quang, viên đá đã trở thành nơi hấp thu các tia bức xạ. Đá càng phát sáng thì càng chứng tỏ nó đã hấp thu nhiều các tia bức xạ. Vào ban ngày, khả năng đá hấp thụ các tia cực tím từ ánh sáng Mặt trời là rất cao.

Nếu không phải là Đồng vị Phóng xạ thì là Lưu huỳnh; nếu không là Nguy hiểm thì là nguy hiểm hơn. Bạn chọn đi !


Sự “Ngộ Nhận”

Việc chia sẻ thông tin với các mục đích bất kỳ, nhưng sự tiếp thu kiến thức một cách không có chọn lọc sẽ gây ra sự Ngộ nhận. Vì tôi thấy, đa phần những người đọc xong kiến thức nào đó thường Ngộ nhận.

1 video vui minh họa cho sự Ngộ Nhận (tình cờ khi biên soạn bài này tôi lại xem được video này)

[CASTING]: NTTQ hoang mang với thí sinh sở hữu chất giọng 3 quãng

Liệu “Quán quân giả sử” – người sẽ tự tạo ra thị trường âm nhạc cho riêng mình này có vượt qua được “cửa ải” của Giám khảo Nguyễn Trần Trung Quân để xuất hiện tại vòng Giấu Mặt chương trình Giọng hát Việt mùa thứ 6?

Hãy cùng đón xem Giọng hát Việt sẽ chính thức lên sóng VTV3 vào Chủ nhật hàng tuần, bắt đầu từ 14/04/2019 nhé!

Người đăng: The Voice – Giọng Hát Việt vào Chủ nhật, 27 tháng 1, 2019


Người bán thì Ngộ nhận tự vẽ lên mình tấm áo Chuyên gia. Khách hàng thì Ngộ nhận tưởng rằng mình đã biết, thậm chí ngộ nhận tưởng rằng mình đã giỏi, ngộ nhận tưởng rằng mình đã đủ kiến thức… tôi thấy quá nhiều anh chị và các bạn khi đi mua hàng đều nói: em thấy trên mạng viết thế này viết thế kia, em thấy trên mạng người ta chỉ em thế này, chỉ em thế kia rồi nghe theo không một suy nghĩ mảy may ví dụ như: trang cung cấp thông tin liệu có chính thống? Người viết là ai, có kiến thức/am hiểu/kinh nghiệm gì trong Lĩnh vực? Và không biết các bạn có bao giờ suy nghĩ: nếu áp dụng sai thì bản thân mình là người chịu hậu quả hay người viết trên mạng chịu hậu quả???


Có bao nhiêu anh/chị đi mua Ngọc trên mạng bị Hoa mắt với những thứ Long lanh như thế này? Có bao nhiêu anh/chị khi đến tận nơi hoặc nhận sản phẩm trên tay cảm thấy hình trên mạng và thực tế là 2 chuyện không giống nhau?

Và có bao nhiêu anh/chị sau khi “mua Ngọc” và sử dụng 1 thời gian thì cảm thấy nó không còn long lanh như lúc mới mua về?


Sự ngộ nhận trong một số lĩnh vực thường chẳng gây hậu quả gì lớn ngoài việc quá tự tin thể hiện bản thân. Nhưng với tôi, Ngọc và Phong Thủy là 2 ngành nghề đừng nên mắc bệnh ngộ nhận. Bởi vì, nếu Ngộ nhận kiến thức khi đi mua Ngọc, bạn mất tiềnmất rất nhiều tiền. Còn nếu Ngộ nhận kiến thức khi làm Phong Thủy, bạn hại cả gia đình; Ngộ nhận kiến thức khi làm Phong Thủy Âm Trạch (mồ mả) bạn có thể hại cả dòng họ!

Trong nghề Phong Thủy có câu: “Y Sư sát nhất nhân, Địa Sư sát nhất tộc” – Làm Thầy thuốc (nếu sai) giết 1 người nhưng làm Thầy Phong Thủy – Địa Lý (nếu sai) có thể giết cả dòng họ.

Tiếp thu kiến thức như thế nào để không bị Ngộ Nhận và MẤT TIỀN HỌC PHÍ

Không biết bạn đã nghe đến quy tắc 10.000 giờ của Nhà Tâm Lý Học Malcolm Gladwell? Nếu bạn chưa từng nghe qua thì tôi có thể giải thích nôm na là: để trở thành 1 chuyên gia hay thậm chí là Thiên tài trong 1 lĩnh vực nào đó thì bạn cần có 10.000 giờ học tập, rèn luyện.

Nếu trung bình mỗi ngày chúng ta giành 3h đồng hồ cho 1 việc nào đó thì sau gần 10 năm chúng ta sẽ thành chuyên gia trong lĩnh vực đó. Yếu tố được nói đến ở đây là: thời gian. Các bạn tự đặt cho mình câu hỏi liệu các bạn giành bao nhiêu thời gian cho việc tìm hiểu, chọn lựa kiến thức. Tôi để ý ở Vua Ngọc Bích có khoảng 50% người chẳng muốn đọc chữ nào nhưng muốn biết ngay và luôn 1 kiến thức nào đó. Tôi đoán phần nhiều các bạn sẽ phải trả giá… bằng Tiền hoặc rất nhiều Tiền.

1. Thời gian

Ngành Đá Quý và Phong Thủy là 2 ngành cực kỳ đặc thù, trong phạm vi bài này tôi chỉ nói sâu đến lĩnh vực Đá Quý (các bạn có thể liên hệ tương tự sang lĩnh vực Phong Thủy nếu cảm thấy cần thiết). Đặc thù bởi vì nếu chỉ cần thời gian thì không bao giờ là đủ cả, mà cần thêm các yếu tố khác, trong đó có mấy yếu tố chính như dưới đây.

2. Thực tế

Thực tế tức là trải nghiệm thực tế. Có nghĩa là các bạn đọc sách, học lý thuyết đến đâu các bạn phải có sản phẩm/mẫu vật thực tế cầm trên tay để xác thực/kiểm chứng so sánh với lý thuyết vừa đọc. Nếu nói về độ trong của Ngọc, thì các bạn phải biết như thế nào là trong? Trong như thế nào là đáng giá? Nói về màu như thế nào là màu đẹp? Nói về nước thì như thế nào gọi là có nước và không có nước? Như thế là nước đẹp? Nói về độ sâu thì như thế nào là sâu… mà những thứ này bắt buộc phải có trải nghiệm THỰC TẾ.

Vòng tay Ngọc bản liền Vua Ngọc Bích
Vòng tay Ngọc bản liền Vua Ngọc Bích

Nhiều người, cứ nghĩ là Ngọc thì như thế nào cũng gọi là Ngọc. Nhưng với hình ảnh này, nếu không có trải nghiệm thực tế thì liệu các bạn đã biết vì sao cái này lại nhiều tiền hơn cái kia? Đến khi tiếp xúc thực tế, bạn sẽ còn thấy nhiều thứ khác nữa.

Nhưng hiện nay, qua quan sát tôi thấy nhiều nơi/nhiều người (cả người bán lẫn người mua) google cóp nhặt thông tin ở những nguồn không chính thống rồi lại lấy hình ở trên mạng ra kiểm chứng. Tức là lấy những thứ không có thật ra để kiểm chứng cho điều không có thật (Hình 1 và Hình 2) – điều đó thật tai hại. Người mua thì tự huyễn cho mình là mua được sản phẩm Giá trị như xem trên mạng, trên sách báo; Người bán thì thể hiện sản phẩm của mình cũng VIP như ảnh (!!!) – cái này nếu có hứng thú, tôi sẽ có bài viết chia sẻ riêng.

3. Kinh nghiệm

Các bạn có thể đọc sách, tìm hiểu bất cứ thông tin ở đâu trên mạng nhưng bạn cần tiếp xúc và trải nghiệm thực tế để kiểm chứng thông tin đó, chứng minh điều vừa nghe, vừa đọc. Khi bạn được trải nghiệm thực tế nhiều lần, lúc này bạn mới tích lũy được Kinh nghiệm. Nói đơn giản: trải nghiệm thực tế nhiều thì có Kinh nghiệm hay ngược lại, Kinh nghiệm là cái thứ mà mình có được khi trải nghiệm nhiều lần với thực tế.

Khi có kinh nghiệm, bạn sẽ có phản xạ có điều kiện với tất cả những gì bạn nhìn thấy. Đối với các sản phẩm phổ thông trên thị trường, nhìn qua bạn sẽ định lượng và phân biệt được phẩm cấp của các loại sản phẩm. Như thế nào sản phẩm có giá trị, sản phẩm hiếm có.

4. Nhãn quan (con mắt nhà nghề)

Khi nhận xét/đánh giá 1 viên Đá, 1 viên Ngọc cần Nhãn quan tốt (cảm quan này là thứ không thể mua bằng tiền trong ngành Phong Thủy) – chẳng nơi nào nói về thứ này, nhưng tôi là người đề cao thứ này.

Nhãn quan trong nghề Phong Thủy là yếu tố Thiên Bẩm trời phú (muốn học không được), nhưng đối với lĩnh vực Đá Quý – Ngọc học thì tôi cho rằng nếu không có Thiên bẩm thì việc có Kinh nghiệm thực tế nhiều năm cũng sẽ hình thành nên cảm quan tốt. Tôi ví dụ: người nhiều tuổi thường hay đưa ra “cảm nhận” về 1 người nào đó thông qua vẻ bên ngoài (không cần giao tiếp, nói chuyện) đấy có thể tạm gọi là đánh giá bằng cảm quan dựa trên kinh nghiệm sống. Trong phạm vi bài này, tôi tóm lại, cảm quan là thứ có thể do năng khiếu, nhưng cần phải có kinh nghiệm và kiến thức Xã hội.

6/7 vòng Hạt Ngọc Bích ở đây là sản phẩm VIP cho đến VVIP (ở Việt Nam hiện nay chỉ có tại Vua Ngọc Bích), bằng nhãn quan của mình, bạn thử đánh giá xem chiếc nào là Đẹp nhất theo quan điểm của mình? Chiếc nào có giá trị cao nhất?

chuoi vong hat ngoc bich vua ngoc bich super vvip


5. Tiền bạc

Tiền bạc: chỉ có số rất ít người chơi, đam mê sưu tập bỏ tiền ra mua để về “chơi”, trưng bày, sưu tập… thông qua việc này thì học hỏi nâng cao khả năng hiểu biết và dần tích lũy kinh nghiệm, từ chỗ mua sản phẩm không đáng giá sẽ mua lên những sản phẩm có giá trị tương xứng, bởi lẽ đã có kinh nghiệm (vẫn đi đủ 1 vòng như trên tôi trình bày: thời gianthực tếkinh nghiệm).

Nhưng nếu bạn chỉ là người sử dụng bình thường, cả cuộc đời bạn (tôi lấy trung bình) chỉ mua trong khoảng 1 – 5 sản phẩm nào đó thì việc bạn chọn lựa những con người/địa chỉ uy tín để mua sản phẩm (bất kỳ sản phẩm gì mà không riêng Ngọc) thì bạn sẽ tăng cao khả năng mua được sản phẩm tốt, tương xứng với giá trị bỏ ra. Còn nếu không, bạn sẽ mua được kinh nghiệm, người Việt hay nói an ủi là “học phí”. Khi bạn trả đủ học phí, tức là bạn cũng đã có trải nghiệm thực tế và kinh nghiệm. Lúc này bạn cũng thành chuyên gia.

Nhưng bạn nghĩ bao nhiêu học phí cho đủ?


Khi chịu khó đọc bài này đến đây, tôi khẳng định bạn là người mất rất ít Học Phí (trong bất kỳ lĩnh vực nào) bởi vì bạn là con người chu đáo, cẩn thận và giành thời gian cho những điều mình quan tâm, không hời hợt, qua loa đại khái. Những người chu đáo cẩn thận như bạn rất phù hợp với các ngành nghề lĩnh vực đòi hỏi yêu cầu/kỹ thuật cao – hãy gìn giữ mà rèn luyện nó, giá trị của bạn sẽ được nâng lên từng ngày cũng như chúng tôi !

Và nếu bạn (đã) giành thời gian đọc hết các bài dưới đây, thì số tiền các bạn bỏ ra không còn gọi là Học Phí nữa, mà gọi là chi-phí-mua-hàng hoặc chi-phí-trải-nghiệm vì bạn sẽ biết chọn đâu là thứ mình cần/nên đầu tư cho nó!

6. Tổng hợp lại một số bài viết đáng đọc để GIẢM học phí


Series – [Ngọc Phỉ Thúy Toàn Tập]



Các bài viết Tổng hợp về Phong Thủy (áp dụng trong phạm trù Đá Phong Thủy)


Series – Phật Bản Mệnh – Những bí mật LẦN ĐẦU TIÊN được hé lộ

  1. [Bài 1] – Phật Bản Tôn Hộ Mệnh – Nhân duyên của 12 Địa chi với Phật giáo
    Bí mật về sự hình thành Phật Bản Tôn Hộ Mệnh và tại sao lại gọi là Phật Bản Mệnh 12 Con Giáp sẽ được bật mí ở đây. Đọc xong phần này và đọc tiếp các phần sau các bạn sẽ hiểu là từ đâu ra và có những Phật Bản Mệnh như thế nào?
  2. [Bài 2 – Giải thích sơ bộ và tra nhanh] – Phật Bản Mệnh nào là vị Bản Tôn Hộ Mệnh cho mình? Cách chọn lựa và xác định vị Phật Bản Mệnh cho bản thân.
    Đọc bài này các bạn sẽ biết mỗi 1 tuổi không phải chỉ có 1 Vị Phật Bản Tôn Hộ Mệnh và Nguồn gốc của Vị Phật Bản Tôn Hộ Mệnh mà lâu nay các bạn vẫn biết có từ đâu, tại sao bấy lâu nay chúng ta vẫn đi Chùa mà chẳng thấy vị Sư nào nói đến, tất cả đều có nguyên do.
  3. [Bài 3 – Chi tiết] – Phật Bản Mệnh 12 con Giáp theo Đông Mật (Chân Ngôn Tông Nhật Bản)
  4. [Bài 4 – Chi tiết] – Phật Bản Mệnh 12 con Giáp theo Tây Mật (Mật Thừa Tây Tạng)
  5. [Bài 5/5] – Tổng kết về Series Phật Bản Mệnh

Bài viết được chia sẻ bởi Khánh Hồ – Fengshui Consultant !

Cố vấn chuyên môn Vua Ngọc Bích.

5 1 vote
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo

0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x