1.Giải thích về nguồn gốc của thuyết Phật Bản Tôn Hộ Mệnh

Phật Giáo ở Việt Nam phát triển cực thịnh và gần như trở thành Quốc Đạo. Nhưng không ít người không biết Phật Môn phân chia theo tư tưởng, hệ phái… không phải cứ theo Phật là Phật nào cũng theo… như hiện nay, mà mỗi pháp môn, tư tưởng lại có con đường tu hành của riêng mình.

Nếu như bạn chỉ đơn giản là người “hướng Phật”, cầu mong sự che chở của Phật thì mọi thứ rất đơn giản, còn nếu bạn là người xác định theo Phật tu hành thì nên chọn cho mình 1 pháp môn phù hợp với căn duyên để tu hành, vì lúc đó cùng là hướng Đạo, cùng Phật môn nhưng con đường và hạnh nguyện của mỗi người là khác nhau… Phật giáo là để tu hành (tu hành nói đơn giản chỉ là thực hành sự sửa đổi bản thân), không phải để cầu xin.

Ở đây, tôi phải dẫn dắt thế cho các bạn hiểu phần nào nếu không sẽ có nhiều bạn thắc mắc, rất nhiều câu hỏi tại sao: tại sao lại khác nhau, tại sao lại nhiều như thế, tại sao lại rối rắm… vì các bạn đang bị đầu độc thông tin quá nhiều. Và mục đích chính là giải thích cho các bạn về nguồn gốc về Phật Bản Mệnh, tại sao các bạn đi Chùa ở Việt Nam 10-20 năm nay chả thấy ai nói với các bạn.

Quay trở lại chuyện Phật Giáo, có 3 bộ phái chính:

  1. Phật Giáo Bắc Tông (còn gọi là Phật Giáo Đại Thừa), phổ biến chính ở Miền Bắc.
  2. Phật Giáo Nam Tông (còn gọi là Phật Giáo Tiểu Thừa), phổ biến chính ở khu vực Nam Trung Bộ, Nam Bộ, đồng bào Khơ-me… (Thailand, Campuchia, Lào…)
  3. Phật Giáo Kim Cương Thừa (còn gọi là Chân Ngôn Tông, Mật Tông), phổ biến ở 2 khu vực: ở Tây Tạng nên được gọi là Mật Tông Tây Tạng (Tây Mật) và ở Nhật Bản nên còn được gọi là Đông Mật.

Trong 3 dòng phái trên, thì (1) và (2) thường phổ biến theo khu vực, vị trí Địa lý như đã nói. Còn 3 (Phật Giáo Kim Cương Thừa), ở Việt Nam không có nhiều Phật tử (và cả Chùa) so với 2 dòng phái còn lại. Và đặc trưng của dòng phái này ở Việt Nam là các Phật tử thường tu tập theo hội, nhóm, dòng phái riêng kín đáo cho nên khá ít người biết (ngay như cái tên là đã thể hiện sự bí mật – Mật Thừa).

Mỗi năm có hàng chục, trăm nghìn Phật tử đổ về Chùa Hương (Mỹ Đức – Hà Tây) hành hương, lễ Phật nhưng mấy người biết nơi mang đây màu sắc Phật Giáo Mật Thừa Tây Tạng.

Phật Bản Tôn Hộ Mệnh là truyền thống của Kim Cương Thừa, bắt nguồn từ đồ hình Mạn Đà La Vũ Trụ của các vị Phật Bản Tôn tương ứng với phương vị của 12 Con Giáp trong Địa Bàn (Phong Thủy). Vì thế cho nên, giờ các bạn đã hiểu Phật Bản Mệnh hay Phật Bản Tôn Hộ Mệnh có đúng là từ Phật Giáo hay không rồi, và tại sao lâu nay chúng ta đi Chùa mà không thấy vị Sư Thầy nào nói cả (đơn giản là vì khác dòng tu).

Nhưng trong Mật Thừa, lại phân ra 2 nhánh phát triển chính: ở Tây Tạng nên được gọi là Mật Tông Tây Tạng (Tây Mật); nhánh còn lại ở Trung Quốc và Nhật Bản (nhưng Nhật Bản là chính) nên còn được gọi là Đông Mật; Ở Việt Nam, theo sự phỏng đoán cá nhận của tôi, số Phật tử theo Tây Mật nhiều hơn nhiều so với Đông Mật.

Sự tương hợp khế hợp Giữa các Vị Bồ Tát Kim Cương có đại nguyện cứu độ Chúng Sinh để dễ dàng thuận lợi trong Tu Tập mà ngày nay các bạn biết (trên mạng) là xuất phát từ Phật Giáo Chân Ngôn Tông Nhật Bản (Đông Mật), nhưng đó là chưa đủ, vì Mật Thừa đầy đủ còn có cả Phật Giáo Mật Thừa Tây Tạng (Tây Mật). Ở đây, tôi sẽ chia sẻ tiếp cho các bạn hệ thống Phật Bản Mệnh theo Tây Mật (Mật Tông Tây Tạng) mà trên mạng chắc các bạn chưa thấy.

2. PHẬT BẢN MỆNH ĐÚNG 12 CON GIÁP PHỔ THÔNG HIỆN NAY – theo Đông Mật (Chân Ngôn Tông Nhật Bản)

Trong Pháp Đàn của Đông Mật có 8 Vị Đại Bồ Tát Kim Cương được đặc biệt coi trọng, rồi dựa trên Bản Nguyện của mỗi vị hộ trì Chúng Sinh khế hợp với 12 Địa Chi của năm sinh mỗi người, sự khế hợp đó được phân định CHÍNH XÁC như sau:

Tuổi SỬU DẦN MÃO
Phật Bản Mệnh Quán Âm Thiên Thủ Bồ Tát Hư Không Tạng Bồ Tát Hư Không Tạng Bồ Tát Văn Thù
Tuổi THÌN TỴ NGỌ MÙI
Phật Bản Mệnh Bồ Tát Phổ Hiền Bồ Tát Phổ Hiền Bồ Tát Đại Thế Chí Đại Nhật Như Lai
Tuổi THÂN DẬU TUẤT HỢI
Phật Bản Mệnh Đại Nhật Như Lai Bất Động Minh Vương Phật A Di Đà Phật A Di Đà



3. Phật Bản Mệnh 12 con Giáp theo Tây Mật (Phật Giáo Mật Thừa Tây Tạng)

Phật Bản Tôn Hộ Mệnh là truyền thống của Kim Cương Thừa, như ở trên chúng ta đã biết Hệ thống các Vị Phật Bản Mệnh hiện nay mà các bạn hay dùng là xuất thân, bắt nguồn từ hệ tư tưởng Chân Ngôn Tông Nhật Bản (Đông Mật). Còn ở đây, tôi sẽ chia sẻ tiếp cho các bạn hệ thống Phật Bản Mệnh theo Tây Mật (Mật Tông Tây Tạng) mà trên mạng chắc các bạn chưa thấy.

Phật Quan Âm
(Avalokitershava)
Dậu Mão Ngọ Dậu
2017 2008 1999 1990 1981 1972
Mão Ngọ Dậu Mão Ngọ
1963 1954 1945 1936 1927 1918
Kim Cương Thủ Bí Mật Chủ
(Vajarapani)
Thân Hợi Dần Tị Thân Hợi
2016 2007 1998 1989 1980 1971
Dần Tị Thân Hợi Dần Tị
1962 1953 1944 1935 1926 1917
Phật Kim Cương Tát Đỏa
(Vajrasatva)
Tị Tuất Sửu Thìn Mùi Tuất
2013 2006 1997 1988 1979 1970
Sửu Thìn Mùi Tuất Sửu Thìn
1961 1952 1943 1934 1925 1916
Kim Cương Thủ Bí Mật Chủ
(Vajarapani)
Ngọ Dậu Mão Ngọ Mão
2014 2005 1996 1987 1978 1969
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
(Sakya Muni)
Tị Thân Hợi Dần Tị Thân
2013 2004 1995 1986 1977 1968
Hợi Dần Tị Thân Hợi Dần
1959 1950 1941 1932 1923 1914
Đức Liên Hoa Sinh
(Guru Rinpoche)
Thìn Mùi Tuất Sửu Thìn Mùi
2012 2003 1994 1985 1976 1967
Tuất Sửu Thìn Mùi Tuất Sửu
1958 1949 1940 1931 1922 1913
Phật Mẫu Tara
(Tara)
Mão Ngọ Dậu Mão Ngọ
2011 2002 1993 1984 1975 1966
Dậu Mão Ngọ Mão Ngọ
1957 1948 1939 1930 1921 1912
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
(Sakya Muni)
Dần Tị Thân Hợi Dần Tị
2010 2001 1992 1983 1974 1965
Thân Hợi Dần Tị Thân Hợi
1956 1947 1938 1929 1920 1911
Đức Văn Thù Bồ Tát
(Manjusri)
Sửu Thìn Mùi Tuất Sửu Thìn
2009 2000 1991 1982 1973 1964
Mùi Tuất Sửu Thìn Mùi Tuất
1955 1946 1937 1928 1919 1910

Vẫn bắt nguồn từ Mạn Đà La Thai Tạng Giới phối 24 phương vị trong Phong Thủy (như trên). Cái mà chúng ta vẫn được biết từ trước tới nay là các vị Phật Bản Tôn Hộ Mệnh, bắt nguồn từ Chân Ngôn Tông Nhật Bản (Đông Mật).

Sự khác nhau của các vị Phật Bản Tôn Hộ Mệnh theo Chân Ngôn Tông Nhật Bản khác với Mật Tông Tây Tạng nằm ở phương vị của các vị Phật trong Mạn Đà La Thai Tạng Giới mà thôi.


4. Cách chọn lựa và xác định vị Phật Bản Mệnh cho bản thân

Nếu đọc hết bài này, có bạn có thể sẽ thấy rằng Phật Bản Mệnh này bắt nguồn từ hệ thống kiến thức, kinh điển của Mật Thừa (Kim Cương Thừa), trong khi số Phật tử theo dòng phái này ở Việt Nam rất ít và sinh hoạt theo cộng đồng/nhóm kín. Phần đa các bạn còn lại nếu có đi Chùa, quy y, hướng Phật… phần đa (>90%) đều thuộc sẽ là các dòng phái khác như Đại Thừa (Bắc Tông), Tiểu Thừa (Nam Tông).

Vậy có người sẽ lại thắc mắc: tôi không theo dòng phái đó, tôi đeo mặt các vị Bổn Tôn đó có được không? Câu trả lời là được – “Tất thảy chúng sinh, tùy Duyên hóa Độ”! Nhưng cũng theo giáo lý của Kim Cương Thừa, việc đeo các mặt Phật Bản Mệnh thôi là chưa đủ, mà phải thực hành các pháp tu, trì tụng chân ngôn của vị Bản Tôn Hộ Mệnh cho mình từ đó mới đạt được được kết quả, thành tựu như mong muốn.

Căn cứ vào 2 cách xác định trên, quý vị có thể Tùy Duyên hướng tới 1 trong 2 Vị Bản Tôn mà mình cảm thấy có Duyên để cầu nguyện, cúng dường. Không nhất nhất là phải chọn theo cách nào nếu như bạn không phải là Hành giả tu tập miên mật của 1 trong 2 phái trên. Biết đâu rằng, từ chỗ chưa theo 1 phái nào cả nhưng sau khi phát nguyện… các bạn sẽ có Duyên với trường phái và dần được dẫn dắt đi vào con đường đó.

Nếu bạn là người đã đi theo dòng phái, hoặc có vị Thầy nào đó dẫn dắt thì nên hỏi người Thầy của mình để xem vị Bản Tôn nào là người Hộ Mệnh cho mình để biết đường hướng đến.

Hay nếu đơn giản bạn chỉ là 1 người hướng Phật, cầu mong sự bình an, che chở… cho bản thân, gia đình, không hẳn là 1 Phật Tử, 1 Hành Giả (người tu hành) thì bạn có thể đeo bất kỳ vị Phật nào, miễn sao bạn cảm thấy có Duyên và cần vị đó sự che chở. Hoặc, cách tốt nhất theo tôi là bạn nên đọc kỹ 2 bài này, xem rõ hạnh nguyện của từng Vị Phật để có thể nương theo (ví dụ như cầu chữa lành bệnh tật thì theo Pháp tu của Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, cầu trí tuệ có thể thực hành pháp tu của bậc Trí Tuệ Văn Thù…)


Còn thông thường, ngoài các vị Phật Bản Mệnh ở trên, các bạn nên đeo 4 vị Phật là: Quán Thế Âm Bồ Tát, Đức Phật Di Lặc, Phật A Di Đà, Phật Thích Ca. Không phải tự nhiên mà tôi lại đề xuất cho các bạn 4 vị Phật này, tất cả đều có nguyên do.

Lại quay về Phật Bản Mệnh, thông thường, ở Việt Nam chúng ta vẫn thường được biết và chọn các vị Phật Bản Mệnh ở (1), tức là theo Chân Ngôn Tông Nhật Bản (Đông Mật) trong khi chúng ta chẳng ai theo dòng Phật Giáo này.

Tại sao ư? Lý do thì rất đơn giản thôi: vì dòng Chân Ngôn Tông Nhật Bản (Đông Mật) phát triển cả ở Trung Quốc và Nhật Bản, những người Trung Quốc theo dòng phái này sẽ đeo các mặt này, chỉ tiếc rằng dân buôn hàng TQ ở VN không biết điều đó, chỉ thấy bên đó bán được chắc mình cũng bán được (đều là Phật cả mà) nên nhập về và bán cho các đầu mối buôn hàng Phong Thủy ở Việt Nam là các sản phẩm này, rồi từ đó các đơn vị kinh doanh tìm cách đẩy ra thị trường và các bạn biết đến. Nó khác với việc các bạn là người hiểu Đạo, có hiểu biết và nhu cầu thực sự về sản phẩm muốn mua hoặc được người có hiểu biết chỉ cho các bạn mua.


Bài viết được biên tập và chia sẻ bởi Khánh Hồ – Fengshui Consultant !

Cố vấn chuyên môn Hồn Đá Việt – Vua Ngọc Bích.


3.500.000 6.500.000 
3.500.000 6.500.000 
3.500.000 6.500.000 
3.500.000 6.500.000 
3.500.000 6.500.000 
3.500.000 6.500.000 
3.500.000 6.500.000 
3.500.000 6.500.000 

[Series] – Phật Bản Mệnh – Những bí mật LẦN ĐẦU TIÊN được hé lộ

MỤC LỤC1.Giải thích về nguồn gốc của thuyết Phật Bản Tôn Hộ Mệnh2. PHẬT BẢN [...]

[Bài 1] – Phật Bản Tôn Hộ Mệnh – Nhân duyên của 12 Địa chi với Phật giáo

MỤC LỤC1.Giải thích về nguồn gốc của thuyết Phật Bản Tôn Hộ Mệnh2. PHẬT BẢN [...]

[Bài 2] – Phật Bản Mệnh nào là vị Bản Tôn Hộ Mệnh cho mình? Cách chọn lựa và xác định vị Phật Bản Mệnh cho bản thân

MỤC LỤC1.Giải thích về nguồn gốc của thuyết Phật Bản Tôn Hộ Mệnh2. PHẬT BẢN [...]

[Bài 3] – Phật Bản Mệnh 12 con Giáp theo Chân Ngôn Tông Nhật Bản

MỤC LỤC1.Giải thích về nguồn gốc của thuyết Phật Bản Tôn Hộ Mệnh2. PHẬT BẢN [...]

[Bài 4] – Phật Bản Tôn Hộ Mệnh theo Mật Thừa Tây Tạng

MỤC LỤC1.Giải thích về nguồn gốc của thuyết Phật Bản Tôn Hộ Mệnh2. PHẬT BẢN [...]

[Bài 5/5] – Tổng kết về Series Phật Bản Mệnh

MỤC LỤC1.Giải thích về nguồn gốc của thuyết Phật Bản Tôn Hộ Mệnh2. PHẬT BẢN [...]

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo

0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x