Chào các bạn, tôi là Khánh Hồ – Cố vấn chuyên môn của Vua Ngọc Bích. Hôm nay tôi xin chia sẻ quan điểm, trải nghiệm của tôi về thứ gọi là “Cổ Ngọc” ở Việt Nam để thấy sự Bịp bợm trong Kinh doanh ở Việt Nam.
1. Nguồn gốc các thông tin
Những ai theo dõi website Vua Ngọc Bích, chắc hẳn là người ít nhiều có sự quan tâm đến Ngọc hoặc cái gì đó tương tự liên quan đến Ngọc. Nếu bạn là người quan tâm đến Ngọc, có ý định mua, hay đã mua, đã sử dụng… mà chưa từng được ai đó gạ bán, mời mua… cái gọi là Cổ Ngọc thì tôi xin chúc mừng bạn. Bởi vì bạn là người may mắn, may mắn như thế nào mời bạn xem tiếp.
Thông qua phim ảnh, người Trung Quốc đã gieo vào đầu người Việt cụm từ mỹ miều Ngọc Phỉ Thúy, cứ hễ Ngọc là đi kèm chữ Phỉ Thúy, để đến tận bây giờ… người ta vẫn ảo tưởng… thổi phồng những loại Ngọc phổ thông bình thường rằng là Phỉ Thúy, nghe rất cao sang. Để rồi chính TQ là người sẽ bán cho chúng ta những loại Ngọc đó.
Đồ của người TQ dùng và đồ bán cho chúng ta, chẳng liên quan gì đến nhau cả. Người TQ có thể gọi bất kỳ thứ nào là Ngọc, là Phỉ Thúy. Nhưng Phỉ Thúy mà họ dùng thì đúng là Phỉ Thúy và thuộc hàng Cực Phẩm.
Nhưng chưa hết, cũng thông qua phim ảnh cổ trang, giã sử mà người Việt biết nhiều hơn về Ngọc và cái gọi là Cổ Ngọc. Trong phim, Cổ Ngọc thường được nhắc đến theo các dạng hình ảnh như: bảo vật gia truyền, trấn gia chi bảo… khiến người xem cảm thấy có cái gì đó rất là giá trị (về tiền bạc). Nhưng sự thật như thế nào?
2. Thiếu thông tin + 1 chút lòng tham + niềm tin đặt không đúng chỗ
Trong quá trình làm việc, tôi được tiếp xúc rất nhiều khách hàng. Những người mua Ngọc Phỉ Thúy mà đúng là Phỉ Thúy đã ít (chắc <5%), thì những người mua Ngọc, dưới cái mác là Cổ Ngọc thì bị lừa đến 99% là đồ Giả (giả Ngọc, chứ không phải là Ngọc kém chất lượng đâu nhé).
- Người mua, vì không biết và vì mua đắt nên đành phải tự huyễn hoặc mình, không chấp nhận tin đó là đồ giả, đồ kém chất lượng.
- Người bán, vì muốn bán được nhiều tiền nên đành phải tìm cho nó cái tên mang giá trị mỹ miều gán vào để tăng giá trị.
3. Cổ Ngọc thực sự là gì?
Định nghĩa của tôi về Đồ Cổ:
Tất cả những thứ đồ dùng, được con người tạo ra từ trước đó rất lâu (ít nhất cũng phải vài trăm năm trở lên) để sử dụng vào một mục đích nào đó, hoặc gắn liền với 1 sự kiện lịch sử (có thật) nào đó mà cho đến thời điểm hiện tại, tính toàn vẹn và giá trị sử dụng vẫn nguyên thì có thể được coi là Đồ Cổ nói chung.
Tùy vào sản phẩm đó là gì mà thời gian tối thiểu là dài hay ngắn, nhưng ít nhất cũng phải vài trăm năm, nếu ít hơn, nó chỉ được coi là Đồ cũ.
Điều kiện mà tôi đặt ra cho Đồ Cổ đó phải là: được con người tạo ra + mục đích sử dụng hoặc sự kiện lịch sử nào đó + thời gian + tính toàn vẹn và giá trị sử dụng. Nếu không có những điều kiện trên thì không thể nói nó là Đồ Cổ.
4. Vậy, Cổ Ngọc là gì?
Theo tôi, để được gọi là Cổ Ngọc hay Ngọc Cổ nó phải thỏa mãn đồng thời cả 2 tiêu chí:
1 – Cổ Ngọc, trước hết nó phải là Ngọc (nhiều người cứ nghĩ là đương nhiên, nhưng không phải tự nhiên tôi lại nói vậy).
2 – Ngọc Cổ phải là Ngọc và được con Người gia công, chế tác, tạo ra với mục đích sử dụng nào đó (đồ săn bắn, trang sức, tế lễ thần linh…)
Giải thích 1: Nhưng không may, nếu ai đã đọc Series về Ngọc Thạch Chân Kinh của tôi thì sẽ biết: người TQ (hay Hán Văn) có thể gọi bất cứ cái gì bằng Đá có vẻ Đẹp là Ngọc. Chẳng hạn như Hồng Ngọc (loại đá quý có màu hồng), Lục Ngọc (loại đá quý có màu lục), Lam Ngọc (loại đá quý có màu lam)… Nhưng định nghĩa về Ngọc của ngành Ngọc Học thì hoàn toàn khác, chỉ có một số loại khoáng vật được gọi là Ngọc (Jade).
Trích dẫn:
5. Cổ Ngọc hiện nay ở Việt Nam
Ở Việt Nam, người “chơi Ngọc” thật sự đã ít, người chơi Ngọc mà lại là Cổ Ngọc thì thật sự càng ít hơn. Ngọc thật, Cổ thật và là người Chơi thật chắc đếm trên đầu ngón tay. Những món đồ giá trị này cũng chỉ truyền tay nhau trong giới. Còn lại, nếu ở ngoài mà bạn thấy ai đó nói với bạn rằng đầy là Đồ Cổ, là Ngọc Cổ thì cứ tự tin nghĩ rằng chuẩn bị có người “thuốc” bạn.
Ở Việt Nam hiện nay, cụm từ “Cổ Ngọc” được lợi dụng theo 2 hướng để đánh lừa khách hàng.
- Hướng 1: những người bán đồ cũ/giả cổ lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nhiều người để lừa gạt khách hàng rằng đây là Ngọc Cổ. Sản phẩm của những người này, có thể là bất cứ chất liệu gì: là Đá, là Nhựa, là Thủy tinh, là Ngọc… Nhưng giá trị thực sự không có.
Cái này đến cả chúng tôi là những người Làm Ngọc có kinh nghiệm, có chuyên môn mà vẫn bị mồi chài như thường, thì những người không biết sẽ như thế nào (hình minh họa ở dưới). - Hướng 2: gọi Ngọc là Cổ Ngọc hay Ngọc Cổ. Với lý do rất là logic, Ngọc được hình thành hàng triệu năm trong đất. Bịp bợm, 1 sự bịp bợm hết sức.
Vì chẳng có viên sỏi, hạt cát hay các loại khoáng vật tương tự nào dưới lòng hay trên trái đất này đc hình thành vài ngày, vài trăm năm cả, mà tất cả đều là hàng triệu triệu năm kiến tạo, thai – tức – dựng – dục mà thành hình. Cho nên, nếu ai nói với bạn như vậy thì tốt nhất bạn khuyên họ nên bán Sỏi cuội ở suối đi thì hơn, Sỏi cuội suối vẫn rất đẹp (còn cứng hơn Ngọc) mà lại rẻ. Đừng lấy lý do đấy mà bán Ngọc.
Tôi thấy, đa phần những người nói như vậy đều là người Kinh doanh, nhưng chẳng mảy may biết gì về Ngọc. Vì với tôi, Ngọc là 1 loại phạm trù khác hoàn toàn so với các loại Đá Quý còn lại (khác là gì và khác như thế nào thì bạn nhớ theo dõi website thường xuyên).
Nếu bạn hiểu nó, bạn chẳng bao giờ nói hết chuyện về nó. Còn nếu bạn chẳng hiểu gì, thì bạn luôn phải tìm lý do để nói về nó!
Một số hình minh họa cho việc bán Ngọc – Cổ Ngọc. Còn rất nhiều tin nhắn trông rất có “câu chuyện” hơn nữa, đại loại như: Nhà tôi có miếng Ngọc từ đời Tống, truyền nhiều đời, bố tôi bảo không được bán vì bán xong 3 ngày tôi sẽ chết. Nay vì khó khăn nên tôi muốn bán cho bạn… abc… def…
Vì thời gian đã lâu và đa phần Sale Manager đều bỏ qua và block hết những người dạng này nên tìm lại tư liệu hơi mất công. Chúng tôi sẽ update thêm khi tìm thấy cho các bạn đọc giải trí.
6. Giá trị thật sự của Cổ Ngọc
Thông qua mục (3) và (4) thì tôi có thể nói với các bạn rằng, giá trị của Cổ Ngọc [Cổ Ngọc thật, là đổ cổ thật, không phải Cổ Ngọc bịp bợm như (5) đâu nhé] KHÔNG CÓ NHIỀU, đặc biệt là giá trị sử dụng. Bởi vì:
- Người xưa gọi là Ngọc, đơn giản vì nó là Khoáng vật/Đá màu trông có vẻ Đẹp chứ Ngọc (Jade) thật chỉ chiếm khoảng 30%, 70% còn lại là các loại khoáng vật khác. Vì điều kiện khai thác khó khăn và hạn chế nên coi nó là Quý, nhưng với xã hội hiện đại ngày nay, xét về mọi mặt gần như không có giá trị gì: cả về Ngọc học (không phải là Jade), về thẩm mỹ, về trình độ chế tác…
- Giá trị thật sự của Cổ Ngọc, không phải là giá trị Kinh tế về sản phẩm mà là giá trị về tinh thần, bối cảnh lịch sử, sự kiện lịch sử, mục đích của nó sinh ra… Ví dụ như: vật đính ước (đính hôn), vật kỷ niệm “người lên ngựa kẻ chia bào”, Ngọc của Vua/Quan mang bên mình, Ngọc bài/Kim bài Vua ban cho Quan – những người có công với đất nước, Ngọc Tỷ truyền quốc (con dấu quốc gia), là đồ dùng của nhân vật nổi tiếng nào đó (như Hòa Thân chẳng hạn).
Chính vì vậy, Cổ Ngọc thật sự chỉ giành cho người CHƠI, không phải người DÙNG, và phải là người có kiến thức, có am hiểu thực sự: hiểu rõ đặc tính, nguồn gốc xuất xứ, câu chuyện lịch sử, lý do ra đời… gắn liền với tác phẩm Cổ Ngọc đó. Nếu một sản phẩm Ngọc Cổ là đồ thật nào đó, có rơi vào tay tôi hoặc các bạn khi mà chúng ta không hiểu được những thông tin như trên thì thực ra cũng có giá trị gì.
Nếu là tôi, tôi sẽ định lượng giá trị theo con mắt của Ngọc học hiện đại, nếu như vậy thì đúng chẳng còn giá trị gì.
Và thực tế trong giới Đồ Cổ cũng chứng minh, giá trị của một sản phẩm nào đó PHỤ THUỘC RẤT NHIỀU vào câu chuyện đi theo sản phẩm đó, mà yếu tố niên đại (thời gian) chỉ là yếu tố làm nền. Vì thế cho nên, thực tế trọng giới Đồ Cổ/Giả Cổ là người sau kể thêm câu chuyện vào câu chuyện của người trước.
7. Gallery hình minh họa một Cổ Ngọc Việt Nam
Hình ảnh tư liệu được lấy từ tư liệu của Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam, nằm trong Triển lãm/Gallery/Tập san Cổ Ngọc Việt Nam nhưng đến 80% hình minh họa đều từ Triều Nguyễn (thế kỷ 19, rất là gần với chúng ta, chẳng lấy gì làm cổ cho lắm cả, nhưng vì nó gắn liền với 1 Triều đại Phong Kiến, lại là triều đại Phong Kiến cuối cùng ở Việt Nam cho nên mang giá trị Lịch sử rất cao).
Trong các hình minh họa ở đây, có rất nhiều vật là Bảo vật Quốc Gia, là bảo vật Hoàng Cung từ các triều đại Phong kiến Việt Nam, nhiều nhất là Triều Nguyễn, nhưng các bạn sẽ thấy rằng nói về phẩm chất của các sản phẩm này: rất là bình thường, dưới mức trung bình (kém rất xa phẩm chất Ngọc loại Khá ở Vua Ngọc Bích), chỉ có một số tác phẩm có tay nghề chế tác khá thiện xảo (tôi đoán là đồ hữu nghị bang giao được Trung Quốc tặng).
Hình dưới là Ngọc Tỷ (Ấn Ngọc) của Vua Thiệu Trị triều Nguyễn khi tại vị. Mặc dù là Ngọc Tỷ của Vua, đứng đầu 1 Quốc gia, Ngọc Tỷ đại diện thay cho Vua. Nhưng với những chia sẻ của tôi trong bài này, các bạn có thể đánh giá phẩm cấp của Hiện vật này thì sẽ hiểu rõ hơn giá trị thật sự của Ngọc Cổ là như thế nào?
Trong thời gian tại vị, Vua Thiệu Trị dùng 3 Ấn:
- Ấn đầu tiên của Vua Thiệu Trị: Thần Hàn Chi Tỷ (không có hình).
- Ấn Thứ 2 của Vua Thiệu Trị: Đại Nam Hoàng Đế Chi Tỷ (hình dưới).
- Ấn Thứ 3/3 của Vua Thiệu Trị (Ấn lớn nhất): Đại Nam Thụ Thiên Vĩnh Mệnh Truyền Quốc Tỷ (hình dưới).
Bài viết được chia sẻ bởi Khánh Hồ – Fengshui Consultant !
Cố vấn chuyên môn Hồn Đá Việt – Vua Ngọc Bích.
Các bạn có thể theo dõi thêm về tôi tại: https://khanhho.com