4.7/5 - (40 bình chọn)

Sự nhầm lẫn là chuyện bình thường và rất dễ xảy ra ở bất kỳ lĩnh vực nào. Nhưng trong kinh doanh – thương mại đá quý, nhiều sự “nhầm lẫn cố ý” đã được đặt ra cho các khoáng vật trông giống như Ngọc với ý đồ gây nhầm lẫn với mục đích nâng cao giá trị cho sản phẩm (không chỉ ở Việt Nam mà cả Thế giới) là điều bạn nên biết và cảnh giác. Ở Việt Nam, việc sử dụng từ ngữ nhầm lẫn cố ý này đã phổ biến đến mức mà nó đã thành tên riêng và được mặc định chấp nhận. Nhưng ở góc độ chuyên môn, sự cố ý nhầm lẫn, gây hiểu nhầm cho người mua nhằm nâng cao giá trị, thổi phồng giá trị theo tôi là không thể chấp nhận được và là người sử dụng, các bạn cần phải biết để chọn đúng thứ mình cần mà không phải thứ họ muốn bán !


Tôi xin nhấn mạnh lại: những loại Đá Quý được nêu tên dưới đây không phải là Ngọc, mặc dù trong tên gọi có chữ Ngọc đi kèm.

1. Chrysoprase

Chrysoprase màu xanh lá cây là một khoáng vật thuộc nhóm Chalcedony. Màu xanh trong Chrysoprase có được là nhờ nguyên tố Crom có trong thành phần cấu tạo. Những viên Chrysoprase có màu xanh Crom (xanh lục bảo, xanh lá) đậm khi cắt thành các viên hình cabochons, màu hạt hay các tác phẩm điêu khắc nhỏ trông rất giống với Ngọc Bích (hình minh họa ở dưới). Chrysoprase có trọng lượng riêng thấp hơn Ngọc nên rất dễ để phân biệt trong phòng Lab (phòng kiểm định) nhưng với mắt thường, đòi hỏi người chơi cần có kinh nghiệm để phân biệt.


Ở Việt Nam Chrysoprase có tên thường gọi là Ngọc Đế Quang.

2. Serpentine

Serpentine là loại đá thứ 2 vẫn thường xuyên bị nhầm lẫn với Ngọc. Một số khoáng vật Serpentine có màu sắc xanh lá cây gần như trong suốt màu xanh lá cây và đôi khi là hơi ngà ngà vàng trông rất giống với Ngọc. Nó là một khoáng vật biến chất thường được tìm thấy trong cùng một khu vực địa lý và các loại đá như Ngọc. Serpentine nhẹ hơn Ngọc và có tỷ trọng riêng thấp hơn nhiều so với Ngọc (hình minh họa ở dưới).


Ở Việt Nam, Serpentine được khai thác nhiều ở Yên Bái, còn được gọi với các tên mỹ miều là Ngọc Yên Bái và đôi khi, với những khối Ngọc khai thác được có phẩm cấp cao hơn một chút, đôi khi còn được gọi với các tên “Ngọc Phỉ Thúy Việt Nam” !

3. Maw Sit Sit

Maw Sit Sit là một loại đá có màu xanh sáng rực rỡ, được phát hiện lầu đầu tiên vào năm 1963 gần làng Maw Sit Sit ở tây bắc Miến Điện ở chân đồi của dãy Himalaya. Đây là vị trí duy nhất mà nó đã được phát hiện cho đến nay. Nó có vẻ ngoài rất giống với Ngọc. Cấu trúc thành phần của Maw Sit Sit bao gồm jadeite, albite, và kosmochlor (một khoáng chất liên quan đến jadeite). Nó được sử dụng để cắt mài các dáng trang sức hình cabochons, mài hạt, làm vòng tay, chạm trổ điều khắc thành các tác phầm. Maw Sit Sit là một loại Đá rất dễ nhầm lẫn nhất với Ngọc (hình minh họa ở dưới).


Ở Việt Nam, Maw Sit Sit còn được gọi với cái tên mỹ miều là Ngọc Sơn Thủy.
Việc gọi Maw Sit Sit là Ngọc là chưa hoàn toàn chính xác – G.I.A (Viện Ngọc Học Hoa Kỳ không xếp Maw Sit Sit vào thuộc nhóm Jade). Ở Việt Nam, khi dung hòa giữa góc độ chuyên môn và thói quen sử dụng – tôi “tạm chấp nhận” gọi Maw Sit Sit là Ngọc, bởi vì thành phần được cấu tạo có bao gồm một ít Jadeite. Trong khi Ngọc Sơn Thủy thật sự là Jadeite, rất hiếm, có giá trị chứ không phải là Maw Sit Sit (giá trị thấp hơn nhiều so với Sơn Thủy Jadeite).

Vua Ngọc Bích nhung loai da quy gan giong ngoc bi nham lan voi ngoc t 2
1. Chrysoprase – 2. Maw Sit Sit – 3. Serpentine – 4. Garnet Hydrogrossular

4. Hydrogrossular Garnet

Hydrogrossular Garnet là một loại Garnet màu xanh lục. Hydrogrossular Garnet được khai thác ở Nam Phi thường có màu xanh lá cây với những chấm đen, nó rất giống như ngọc bích vì thế nó còn được gọi với những cái tên như “Transvaal Jade”, Ngọc Châu Phi, Ngọc Nam Phi. Hydrogrossular Garnet thường được cắt thành hạt, cabochons, và điêu khắc thành các tác phẩm nhỏ. Việc nhầm lẫn giữa Ngọc Bích và Hydrogrossular Garnet là rất dễ nhưng các bạn có thể yên tâm bởi Hydrogrossular Garnet rất hiếm gặp ở Việt Nam và nếu gặp thì giá cũng không hề rẻ !

5. Aventurine

Thạch Anh Xanh - Aventurine
Thạch Anh Xanh – Aventurine

Aventurine là một trong những cái tên cũng rất dễ nhầm lẫn với Ngọc. Aventurine còn có tên thường gọi khác là Thạch Anh Xanh, màu sắc xanh có được của Aventurine là nhờ sự phủ fuchsite trong nó.


Thạch Anh Xanh còn có một tên gọi khác liên quan đến Ngọc đó là Ngọc Ấn Độ.

6. Chalcedony

Chalcedony Xanh Lục (special) rất giống Ngọc
Chalcedony Xanh Lục (special) rất giống Ngọc – Ở Việt Nam khá hiếm

Chalcedony là một khoáng vật đa sắc (xanh, trắng, xám, tím…), trong đó Chalcedony màu Xanh Lục trông rất giống Ngọc, đôi khi được dùng để làm giả Ngọc. Loại Chalcedony màu Xanh Lục này mặc dù giá trị thấp hơn Ngọc nhưng cũng là loại tương đối ít gặp nên các bạn không cần phải lo lắng quá.

7. Flourite

Fluorite Xanh Lục
Fluorite Xanh Lục

Flourite có công thức hóa học là CaF2, với màu Xanh Lục đặc trưng giống như Ngọc Bích. Không chỉ ở Việt Nam, Flourite được dùng để làm giả Ngọc ở nhiều nơi trên thế giới. Một điều may mắn là ở Việt Nam Flourite có đẳng cấp cao để giả làm Ngọc không nhiều, nhưng đối với những người ít kinh nghiệm vẫn có thể nhầm lẫn.

8. Amazonite

Amazonite có màu Xanh rất dễ nhầm lẫn với Ngọc
Amazonite có màu Xanh rất dễ nhầm lẫn với Ngọc

Amazonite cũng là một loại đá khá giống Jade nhưng tỉ trọng và chiết suất của Amazonite thấp hơn nhiều so với Jade. Amazonite được tìm thấy nhiều ở Colorado (Mỹ), khu vực Amazon, Ấn Độ, Nga… nên còn được gọi là Ngọc Mỹ, Ngọc Brazil, Ngọc Nga, Ngọc Ấn Độ… Ở Việt Nam, Amazonite cũng không phải là loại đá quá phổ biến, với người có một chút kinh nghiệm sẽ thấy ngay sự khác biệt nhưng các bạn vẫn nên lưu ý.

Một số thông tin quan trọng khác


Vào năm 2015, Ủy ban thương mại liên bang Hoa Kỳ (Federal Trade Commission) thông báo về bản sửa đổi tiếp theo Hướng dẫn của họ đối với Trang sức, Kim loại quý và Công nghiệp thiếc, tuyên bố rằng “không công bằng hoặc lừa đảo để đánh dấu hoặc mô tả một sản phẩm có tên không chính xác.” – (nguyên gốc Tiếng Anh: “it is unfair or deceptive to mark or describe a product with an incorrect varietal name.”). Khi sửa đổi được công bố, bất cứ ai sử dụng thuật ngữ ngọc bích sai trong thương mại có thể chịu trách nhiệm dân sự hoặc hình sự. Một số thuật ngữ sai về ngọc bích được liệt kê dưới đây (tôi trích dẫn lại và chú thêm một ít thông tin):

  • “Amazon Jade” – Đá Amazonite (loại này bán khá nhiều ở Việt Nam).
  • “American Jade” – Đá Californite (ít thấy ở Việt Nam).
  • “Bowenite Jade” – Một loại Serpentine trông rất giống Nephrite (Serpentine được khai thác khá nhiều ở Việt Nam).
  • “Garnet Jade” – Một loạt rất lớn các Garnet Grossularit xanh (đã nói ở trên).
  • “Honan Jade” – Cái tên được sử dụng nhiều bao gồm Thạch Anh, Serpentin, Đá Xà Phòng (một loại đá biến chất, ít thấy ở Việt Nam).
  • “Jade Mexico” – Cacbon Canxi/Calcite màu xanh lá cây nhuộm hoặc Travertine xanh (đá này khá nhiều ở Việt Nam).
  • “Ngọc Ấn Độ” hay “Ngọc Đông Linh” – Chính là Đá Thạch Anh Xanh Aventurine (quá phổ thông ở Việt Nam).
  • “Ngọc Đế Quang” – Tên gọi của loại đá Chrysoprase (Chrysoprase là một loại Đá bán quý thuộc nhóm Chalcedony như Mã Não và Onyx, đã nói ở trên).
  • “Ngọc Onyx” hay “Ngọc Pakistan” Tên gọi của Đá Onyx Marble (đá Onyx Marble được sử dụng nhiều trong ngành xây dựng).
  • “Korean Jade” – Tên gọi của một loại đá gồm Thủy tinh và Serpentine (như trên).
  • “Ngọc Mãn Châu” – Thực tế là Đá Xà Phòng (Soapstone – Đá này ít thấy ở Việt Nam) và Đá Onyx (như trên).
  • “Oregon Jade” – Thường là Jasper hoặc Mã Não ở bãi biển Oregon phía bắc Hoa Kỳ (2 loại đá không có gì làm xa lạ với người Việt Nam).
  • “Serpentine Jade” – Đá này ở phía Bắc Việt Nam khá nhiều, tập trung ở Yên Bái, Sơn La… còn được gọi với cái tên mĩ miều là Ngọc Yên Bái. Trong thực tế Serpentine là Serpentine và Jade là Jade, chả liên quan gì đến nhau cả.
  • “Soochow Jade” – Tên được sử dụng cho nhiều cho Mã Não, Thạch Anh, Serpentin và Đá Xà Phòng.
  • “Ngọc Nam Phi”“Ngọc Châu Phi”“Transvaal Jade” – Tên của loại đá Grossularite Garnet tìm thấy ở tỉnh Transvaal của Nam Phi.


9. Băng Ngọc Thủy Tảo (update 2019)

Đáng lẽ ra, bài viết nói về loại Đá này sẽ được tôi biên tập vào 1 bài riêng, vì tính nhầm lẫn không được xếp chung vào các loại trong bài này. Nhưng vì ở tại Việt Nam, loại Đá này đang là “cơn sốt” và cũng được gọi là Ngọc cho nên tôi sẽ đưa nhanh vào bài này và giải thích cho các bạn.

Băng Ngọc Thủy Tảo không phải là Ngọc !
Băng Ngọc Thủy Tảo không phải là Ngọc !

Băng Ngọc Thủy Tảo là tên gọi mĩ miều của 1 loại Đá Mã Não (thuộc nhóm Chalcedony) có tên Tiếng Anh là Moss Agate – thường gọi là Mã Não Rêu. Loại Đá này trước đây xuất hiện nhiều ở khu vực Ấn Độ. Băng Ngọc Thủy Tảo chỉ là cách gọi mỹ miều nhằm tăng lên sự sang trọng bằng từ Hán Việt. Phân tích từ tên gọi [Băng Ngọc Thủy Tảo] ta có:

+ Băng Ngọc: loại Đá Quý trong suốt như Băng.

+ Thủy Tảo: Rêu/Tảo trong nước.

– Tổng kết: Băng Ngọc Thủy Tảo là 1 loại Đá Mã Não trong suốt có nhiều vân như rong rêu (tảo) trong nước và KHÔNG PHẢI LÀ NGỌC.

Mã Não Rêu / Moss Agate - ở Việt Nam gọi là Băng Ngọc Thủy Tảo
1 khối Mã Não Rêu / Moss Agate – ở Việt Nam gọi là Băng Ngọc Thủy Tảo

Có nhiều bạn chưa hiểu cách phân tích này, có thể xem lại bài 1, tại đây:

Ngọc (tiếng Hán : ) : là danh từ để chỉ “một-loại-Đá-Quý” (là một loại nhé các bạn – vì sao lại có cái mở ngoặc này, đọc tiếp phần dưới các bạn sẽ rõ) : đó chính là Jade (Ngọc = Jade = 玉). Theo tính từ thì Ngọc (玉) còn dùng để chỉ cái “Đẹp”, để chỉ sự “Tôn Quý”.Từ nghĩa gốc ở trên, mở rộng ra theo cách gọi của dân gian (cái này của TQ và Việt Nam thì tương tự với từ Hán Việt) : Ngọc Thạch (玉石) tức là ám chỉ các-loại-đá-quý nói chung (玉石 = Đá Quý). Và cứ mỗi loại Đá Quý thì sẽ có chữ Ngọc đi kèm, thường là có cấu trúc :

Tính từ [của loại Đá Quý đó] + Ngọc

nhằm để Ý CHỈ sự Đẹp và Quý – là để ý chỉ chứ không phải cứ có chữ Ngọc đi kèm là Ngọc nhé. Những người nào học Hán Nôm sẽ hiểu cách dùng từ ý chỉ như thế này của Hán Văn, dùng hình – thanh – ý chỉ, rất sâu xa và mang nhiều ý nghĩa. Còn tiếng Trung ngày này dùng Tân Văn, chữ Giản Thể, rất đơn giản và không sâu xa.

Đọc đến thì các bạn đã biết vì sao mà ở trên tôi đã ghi trong mở ngoặc: Ngọc (tiếng Hán : ) : là danh từ để chỉ “một-loại-Đá-Quý”… Vì có rất nhiều loại Đá Quý khác, có chữ Ngọc đi kèm nhưng không phải là Ngọc.

  • Hồng Ngọc : loại đá quý màu Hồng.
  • Lam Ngọc : loại đá quý màu Lam.
  • Ngọc Lục Bảo : loại Đá RẤT QUÝ màu Xanh Lục.
    • Chữ Bảo (寶) – để chỉ những vật Trân quý tức là rất quý giá : như Nguyên Bảo (元寶) là Bạc nén, Thông Bảo (通寶) là Tiền, Bảo Đao (寶刀), Bảo Kiếm (寶劍), các từ như Bảo Tháp trong Phật Giáo, Bảo Vị (chỉ ngôi Vua) hay Trấn Gia Chi Bảo… cũng đều từ đây mà ra.
    • Chữ Bảo (寶) còn có một giản thể khác là : 宝 – bao gồm chữ (bộ) Ngọc (玉) nên bản thân chữ Bảo (宝) đã thể hiện sự Đẹp và Quý (宝贝– bảo bối : vật quý báu).
  • … tương tự với các loại Đá Quý khác.

Xem đầy đủ bài viết tại: [Bài 1] – Ngọc là gì ? Ngọc Jade là gì ? Giá trị của Ngọc trong Văn Hóa và đời sống người Á Đông


Ngoài những loại khoáng vật – đá quý đã nêu trên, còn rất nhiều loại đá khác có thể gây nhầm lẫn cho các bạn. Đặc biệt, là Ngọc giả được sản xuất tinh vi bằng Thủy tinh, nhựa, Polymer hoặc bằng bột đá… những loại này, về bản chất không phải là Khoáng vật mà là Nhân tạo nên tôi không đưa vào đây.


[Series] – Ngọc Thạch Chân Kinh – Toàn tập kiến thức về Ngọc và Văn hóa chơi Ngọc

MỤC LỤC1. Chrysoprase2. Serpentine3. Maw Sit Sit4. Hydrogrossular Garnet5. Aventurine6. Chalcedony7. Flourite8. AmazoniteMột số thông [...]

[Bài 1] – Ngọc là gì ? Ngọc Jade là gì ? Giá trị của Ngọc trong Văn Hóa và đời sống người Á Đông

MỤC LỤC1. Chrysoprase2. Serpentine3. Maw Sit Sit4. Hydrogrossular Garnet5. Aventurine6. Chalcedony7. Flourite8. AmazoniteMột số thông [...]

20 Bình luận

[Bài 2] – Ngọc Cẩm Thạch – Ngọc Jadeite là gì ? Tìm hiểu về Ngọc Cẩm Thạch Jadeite Jade

MỤC LỤC1. Chrysoprase2. Serpentine3. Maw Sit Sit4. Hydrogrossular Garnet5. Aventurine6. Chalcedony7. Flourite8. AmazoniteMột số thông [...]

[Bài 3] – Đá Quý Ngọc Bích là gì? Ngọc Nephrite Jade là gì? Kiến thức tổng quát và chi tiết nhất về Ngọc Bích Thiên Nhiên

MỤC LỤC1. Chrysoprase2. Serpentine3. Maw Sit Sit4. Hydrogrossular Garnet5. Aventurine6. Chalcedony7. Flourite8. AmazoniteMột số thông [...]

[Bài 4] – Ngọc Thiên Nhiên loại A là gì? Ngọc như thế nào mới thực sự là Thiên Nhiên 100%

MỤC LỤC1. Chrysoprase2. Serpentine3. Maw Sit Sit4. Hydrogrossular Garnet5. Aventurine6. Chalcedony7. Flourite8. AmazoniteMột số thông [...]

[Bài 5] – So sánh Ngọc Bích (Nephrite Jade) và Ngọc Cẩm Thạch (Jadeite Jade)

MỤC LỤC1. Chrysoprase2. Serpentine3. Maw Sit Sit4. Hydrogrossular Garnet5. Aventurine6. Chalcedony7. Flourite8. AmazoniteMột số thông [...]

3 Bình luận

[Ngọc Phỉ Thúy – Bài 1] – Ngọc Phỉ Thúy là gì ? Kiến thức chuyên sâu toàn tập về Ngọc Phỉ Thúy từ A – Z

MỤC LỤC1. Chrysoprase2. Serpentine3. Maw Sit Sit4. Hydrogrossular Garnet5. Aventurine6. Chalcedony7. Flourite8. AmazoniteMột số thông [...]

1 Bình luận

[Bài 8] – Những loại Đá Quý/Khoáng vật không phải là Ngọc nhưng vẫn được gọi là Ngọc ở Việt Nam và trên Thế giới

MỤC LỤC1. Chrysoprase2. Serpentine3. Maw Sit Sit4. Hydrogrossular Garnet5. Aventurine6. Chalcedony7. Flourite8. AmazoniteMột số thông [...]

2 Bình luận


Bài viết được chia sẻ bởi Khánh Hồ – Fengshui Consultant !

Cố vấn chuyên môn Hồn Đá Việt – Vua Ngọc Bích.

4
4
votes
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo

2 Góp ý
cũ nhất
mới nhất được bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments

Nế thế khi cầm 1 miếng gọc phỉ thuý thì vua ngoc bích có đánh giá và. giá trj của nó không

Người trong nghề đương nhiên là đánh giá được anh.
Nhưng là Đánh giá, không phải Định giá anh nhé.

2
0
Would love your thoughts, please comment.x