Thông qua các bài viết trước, chúng ta đã biết được Ngọc Phỉ Thúy là gì? Tôi xin trích lại và định nghĩa ngắn gọn lại như sau:
Ngọc Phỉ Thúy là loại Ngọc Thượng Đẳng. Được xác định thông qua các tiêu chí chí đánh giá khách quan và tỉ mỉ.
Ngọc Phỉ Thúy, thông thường là Ngọc Jadeite (vì tính đa sắc của Jadeite nhiều hơn Nephrite) và cũng chính điều này, lợi dụng điều này, ở Việt nam nhiều người đã cố ý đánh tráo khái niệm, gây nhầm lẫn về Ngọc Phỉ Thúy.
1. SỰ THẬT NGỌC PHỈ THÚY Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam, nếu bạn là người đã từng mua Ngọc (ở bất kỳ đâu, trên mạng hay cửa hàng nào) thì rất dễ (>90%) người bán sẽ nói cho bạn rằng đây là Ngọc Phỉ Thúy, danh xưng Ngọc Phỉ Thúy được dùng một cách vô tội vạ, hay như cách tôi vẫn nói là ở Việt Nam, chữ [Ngọc] là sẽ thường gắn thêm chữ [Phỉ Thúy], nhưng kỳ thực trong đó >99% chỉ là Ngọc Jadeite – Ngọc Cẩm Thạch bình thường và rất ít là Phỉ Thúy. Tình cờ, tôi được một người bạn gửi cho link bài mà một số người đang tranh luận về Phỉ Thúy. Tiện cho các bạn theo dõi, tôi cũng xin đăng lại một phần cho các bạn xem. Trong bài tranh luận này các bạn sẽ thấy một vài luồng tư tưởng:
- Biết Phỉ Thúy là đắt, nhưng cụ thể như thế nào thì không biết. – Tư tưởng này đa phần là những người Kinh doanh Đá Quý nhỏ lẻ và ít kinh nghiệm.
- Thấy Phỉ Thúy + Giá rẻ: có cái gì đó sai sai. Nhưng sai ở đâu thì không biết. – Tư tưởng này đa phần là khách hàng.
- Gọi đây là Phỉ Thúy, với lời khẳng định mạnh mẽ là đã được kiểm định. – Đây là người bán mặt hàng đang được tranh luận trên.
2. KIỂM ĐỊNH NGỌC PHỈ THÚY – ĐÚNG hay SAI
Có hay không, việc một số Trung tâm kiểm định Đá Quý ở Việt Nam lấp lửng ngôn từ gây nhầm lẫn cho người sử dụng… nhằm có lợi cho người bán và thiệt hại cho người mua? Hiện nay ở Việt Nam, thị trường Ngọc/Đá Quý nói chung đã loạn và Ngọc Phỉ Thúy nói riêng càng loạn hơn. Cả người bán, lẫn người mua gần như đều bị lừa, còn bị thiệt, đương nhiên là người mua (các bạn xem đoạn tranh luận trên chắc thấy rõ, phần thiệt rồi đều đổ về người mua – End User). Với lời khẳng định chắc như Đinh đóng cột rằng Ngọc Phỉ Thúy đã được Kiểm định (hình ảnh phần trên). Về lý mà nói, thì khó mà sai được, nhưng thực tế không phải như vậy. Vấn đề nằm ở đâu, tôi sẽ chỉ cho các bạn thấy:
a) Kiểm định Phỉ Thúy – Đúng hay Sai?
Sau khi đọc hết Series về Ngọc và Ngọc Phỉ Thúy của tôi, chắc hẳn các bạn đã có một lượng kiến thức kha khá về Ngọc nói chung và lờ mờ hình dung được như thế nào Gọi là Ngọc Phỉ Thúy nói riêng. Nhưng các bạn vẫn rất lờ mờ, kể cả tôi cũng vậy. Vậy nên cần kết luận ngắn gọn lại cho các bạn dễ nắm bắt:
“Phỉ Thúy” là thú chơi, được đánh giá bằng tiêu chí và kinh nghiệm người chơi, không phải kiểm định bằng quy chuẩn Khoa học.
Về mặt khoa học (theo tiêu chuẩn, quy định của ngành Ngọc Học trên toàn thế giới), chỉ được kết luận nó là Jadeite hay Nephrite hay bất cứ chất liệu/khoáng vật gì? Thiên Nhiên hay không Thiên Nhiên? Còn việc nó là Phỉ Thúy hay không Phỉ Thúy không phải việc của Khoa học (kiểm định).
Tôi lấy một ví dụ đơn giản: Khi bạn đi khám, bác sĩ và bệnh viện, CHỈ ĐƯỢC đưa ra kết luận bạn có giới tính là Nam hay Nữ. Chứ không có quyền kết luận bằng ngôn từ khoa học rằng bạn là Nữ và là Hoa Hậu hay Xinh Đẹp hoặc Xấu Xí. Tiêu chí đánh giá Đẹp hay Xấu lại thuộc về một tổ chức khác, tiêu chí và hoàn cảnh khác và hoàn toàn không cố định, tiêu chuẩn bắt buộc nào… Trong ví dụ này, so sánh với việc kiểm định Phỉ Thúy thì Jadeite là giới tính Nữ, còn Hoa hậu là Phỉ Thúy vậy ! Vậy, chúng ta lại có thêm một mối quan hệ nữa:
Khi bạn có một sản phẩm Ngọc, sau khi đã đánh giá bằng cảm quan, tiêu chí đánh giá, bạn nhận thấy rằng: đây là một sản phẩm Ngọc Phỉ Thúy … xxx … loại … xxx … và có giá trị theo thị trường khoảng … xxx …. Để đảm bảo được điều đó, bạn mang sản phẩm Ngọc đấy đi kiểm định và nó cần được kết luận rằng:
- Jade Type A – Natural Jade – Ngọc Thiên Nhiên 100%
Và mối quan hệ này là 1 chiều, không thể suy luận theo cách ngược lại như người Việt Nam vẫn làm là:
- Cứ Jadeite Thiên Nhiên tức là Phỉ Thúy – Sai lầm to lớn !
Trong cuốn sách “Ngọc Phỉ Thúy – Bí ẩn và Huyền diệu” của Ths Nguyễn Thị Thúy Hà biên soạn, được Viện Đá Quý Vàng và Trang Sức Việt (GIV) ấn hành năm 2012, mặc dù Tên cuốn sách là Ngọc Phỉ Thúy, nhưng nội dung trong cuốn sách đó, không hề lấy có 1 chữ Phỉ Thúy nào khác (ngoài cái chữ Phỉ Thúy ở bìa) !!! Qua đó, ta có thể đoán được rằng khi biên soạn cuốn sách này, tác giả khá tinh tế khi hiểu được Phỉ Thúy không thuộc phạm trù Khoa học trong ngành Ngọc Học. Có chăng, tác giả chỉ mượn nó với ý nghĩa nói về những sản phẩm Ngọc Bích chất lượng cao cấp mà thôi.
b) Phong ba bão táp không bằng Ngữ pháp Việt Nam
Trong cả Series này, tôi nhắc lại khá nhiều lần về việc Kiểm định Phỉ Thúy – Có hay không, việc một số Trung tâm kiểm định Đá Quý ở Việt Nam lấp lửng ngôn từ gây nhầm lẫn cho người sử dụng… nhằm có lợi cho người bán và thiệt hại cho người mua? Vậy cụ thể nó như thế nào?
Chúng ta cần quan tâm 2 thông tin:
- Kết luận: Ngọc Jadeite Tự Nhiên
- Nhận xét: Tên thường gọi là Ngọc Phỉ Thúy !
Ý kiến của tôi:
- Về mặt ngôn từ giá trị, mang tính Khoa học, trách nhiệm Pháp Lý, trung tâm kiểm định làm đã làm Đúng. Kết luận rõ ràng: Ngọc Jadeite Tự Nhiên.
- Nhưng mặt khác, việc TTKĐ lồng ghép ngôn từ ở phần Nhận xét là một việc mà theo tôi là: Đánh tráo khái niệm, dùng ngôn từ gây hiểu nhầm về mặt giá trị cho người sử dụng. Lý do tôi đã phân tích ở trên.
- Trong Khoa học, dùng Tiêu chuẩn – Quy định để đánh giá, chỉ có Đúng hoặc Sai, Đạt hoặc Không Đạt – Không có cái gọi, theo cách nói dân gian là “thường gọi” hay nói theo cách khác “chắc là được”.
- Theo tôi, trong trường hợp này, về Lý là TTKĐ không sai. Vậy cho nên, đứng ở vai trò là khách hàng, là người đi mua, các bạn nên tự trang bị kiến thức cho mình từ những thứ rất đơn giản như thế này !Đúng thật là Phong Ba bão táp không bằng Ngữ Pháp Việt Nam !
Ví dụ vui: Bạn nghĩ gì khi bạn xây một ngôi nhà 10 tầng, bạn hỏi người Kỹ sư – KTS thiết kế cho bạn rằng:
– Liệu móng nhà của tôi có khả năng chịu tải cho 10 tầng nhà và đồ đạc, người sinh hoạt hàng ngày.
Và người Kỹ sư trả lời:
– Chắc là được !!!
Ý kiến của bạn là???
Bài viết được chia sẻ bởi Khánh Hồ – Fengshui Consultant !
Cố vấn chuyên môn Hồn Đá Việt – Vua Ngọc Bích.
Tác giả viết chỉ theo lý thuyết và đúng một phần thôi , ngọc phỉ thúy vẫn có nhưng vô cùng hiếm . Đặc trưng của ngọc đổi màu xanh lý , đỏ hồng …tùy theo thời điểm bước sóng ánh sáng để ngọc có ánh xanh hay đỏ và luôn có sự thay đổi liên tục , đây thực sự điểm huyền diệu mà rất ít loại ngọc nào có được , vì thế ngọc phỉ thúy mà được gọi là ngọc đổi màu . Các mẩu ngọc tác giả dẩn chứng trong bài viết này không có cái… Read more »
Cảm ơn anh đã bình luận. Nhưng những gì anh nói SAI hết rồi, anh nên mua nhiều Ngọc để trải nghiệm và bớt học Lý thuyết trên mạng nhé. Hiếm thôi, đừng nói vô cùng hiếm. 10 triệu chưa mua được Phỉ Thúy, nhưng 50 triệu là mua được rồi. Quan trọng là bao nhiêu tiền thôi, đắt thôi, đừng nói vô cùng hiếm, đấy là bài của những người kinh doanh, làm cho nó khan hiếm rồi hét giá trên trời. Em chỉ có 1 khuyến cáo với anh thôi: nếu anh mà cứ suy nghĩ Phỉ Thúy… Read more »
Cám ơn A đã phản hồi tích cực Sự thật mình là người ít mua bán , chuyên sưu tầm thượng vàng hạ cám cổ vật ,đồ đá …vv… Mình đã từng sờ , ngắm , săm soi về một hiện vật phỉ thúy chuẩn ( của người bạn ), lần đầu tiên thấy mẩu đá ngọc jadeit đổi màu hay hay( đá có phớt hồng , xanh , trong thớ chứa nhiều các mạnh màu lục bão , có lúc ánh xanh , lúc tím hồng phớt , chổ rìa đá < 10cm thấu quang . Đặc biệt là… Read more »
Ngọc nói chung, có sự biến đổi về Màu Sắc… khi gặp đc những điều kiện “thích hợp”. Nhưng việc cầm trên tay mà đổi màu như anh mô tả thì đấy không phải là đồ thật đâu, nhựa hoặc cái gì đó nhân tạo thôi. Còn một số mẫu Ngọc, có màu sắc ở các góc nhìn khác nhau là do sự sắp xếp, phân bố trong cấu trúc của khoáng chất khi đc chiết/khúc xạ bởi ánh sáng mà thấy được thì đấy không phải đổi màu anh nhé.
Cảm ơn anh đã trao đổi.
Cám ơn Bạn đã phản hồi thân thiện NGọc phỉ thúy chính phẩm mình tin chắc bạn cũng chưa được một lần sờ ngắm nó , có chăng cũng chỉ mới qua mấy món ngọc lằng nhằng . Mình cam kết với bạn rằng đã là ngọc phỉ thúy chính phẩm thì phải đổi màu , còn nếu không có hiệu ứng đổi màu , thì không phải là phỉ thúy . Còn sự đổi màu ra sao thì bạn nên tiếp cận ngọc phỉ thúy chính phẩm sẻ trả lời cho bạn . Vì sự mô tả vụng về… Read more »
Cảm ơn anh.
Khi nào anh học hỏi được kiến thức gì nhiều hơn, anh lại trao đổi thêm để mọi người cùng nâng cao hiểu biết anh nhé.
Thanks
tôi không biết bạn chơi đá như nào..nhưng tôi thấy bạn nói đổi màu là không bao giờ có nhé..tôi vào thấy bạn tả nó không giống ngọc phỉ thuý chút nào…nếu nó có như bạn nói..chắc nó là viên duy nhất trên thế giới này ngọc phỉ thuý đổi màu.
Banjnói đúng,mình có một măt ngoc cẩm thạch lâu năm rồi,ngày đêm hoặc với ánh đèn mạnh yếuthif viên ngoc cẩm thạch đó sẽ có màu sắc khác mình để ý xem nhiều cẩm thạch(phỉ thuý) rất trong và đẹp nhưng cũng ko thấy ai nói hay đưa lên hình ảnh về sự chuyển đổi màu đó
Cảm ơn vua ngoc đa viết để mình đc có thêm kiến thức hiểu về ngoc cẩm thạch,còn anh Võ Triển nói cúng đúng vì mình có một mặt ngoc cẩm thạch rất nhiều năm rồi nó có những đác tính như anh Triển nói mình xem và tìm hiểu về đạc tính đó thì cũng ko thấy ai nói đến
Mình cũng có 1 mặt ngọc từ nhỏ giữ tới giờ lâu năm lắm rồi . Trắng và xanh két tách biệt. Như miêu tả và hình ảnh của ad thì là chủng bạch để thanh.
Và cũng như anh kia nói đúng là nó có chuyển màu.khi gặp ánh sáng ban ngày hoặc đêm. Ánh sáng ban ngày nền trắng nó ánh xanh lá lên mạnh. Và ban đêm thì nó là màu trắng .Và ánh sáng dịu có khi nó hơi ánh xám.
A Võ Triển phải hiểu một điều ý tác giả là Phỉ Thúy là danh hiệu đẹp nhất của ngọc chứ không phải là tiêu chuẩn khoa học, giống như a đẹp trai chưa chắc người khác cho rằng a là hoa hậu. Cảm ơn tác giả.