Giới thiệu tổng quát về 8 Vị Chủ Tôn – Phật Bản Mệnh

Phật bản mệnh gồm 8 vị chủ tôn, còn gọi là Phật hộ thân. Thông qua 12 nhân duyên, Thiên can, Địa chi và 5 yếu tố cơ bản đất, nước, gió, lửa, không khí, Phật giáo Mật tông đưa ra thuyết 8 vị Bản tôn chủ quản 12 con giáp. Mật tông thường được gọi là 8 thần hộ thân. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử,các bản Tôn được các tín đồ Phật giáo tín phụng, cúng dường, trở thành các thiện thần, trợ giúp con người, chuyển hung thành cát, sự nghiệp hanh thông, gia đình hạnh phúc, có sức khỏe tránh khỏi bệnh tật.

8 vị Phật Bản Mệnh cho 12 con giáp được chúng tôi đính chính lại như sau:

Tuổi SỬU DẦN MÃO
Phật Bản Mệnh Quán Âm Thiên Thủ Bồ Tát Hư Không Tạng Bồ Tát Hư Không Tạng Bồ Tát Văn Thù
Tuổi THÌN TỴ NGỌ MÙI
Phật Bản Mệnh Bồ Tát Phổ Hiền Bồ Tát Phổ Hiền Bồ Tát Đại Thế Chí Đại Nhật Như Lai
Tuổi THÂN DẬU TUẤT HỢI
Phật Bản Mệnh Đại Nhật Như Lai Bất Động Minh Vương Phật A Di Đà Phật A Di Đà

Trong cuộc sống, vân khí con người có thịnh và suy. Phúc chẳng đến nhiều mà họa tới như thác lũ. Trước việc họa phúc đời thường, con người không thể không tin vào mệnh số. Dân gian thường có câu “ Nam đeo Quán Âm, nữ đeo Phật”. Người con trai đeo đá hình Quán Âm, mong muốn đạo khí trong người giảm bớt, tăng thêm lòng từ bi, yêu thương mọi người. Người con gái đeo đá hình đức Phật là mong muốn đoạn trừ thành kiến, giảm bớt sự đó kỵ, tăng trưởng bao dung đôn hậu, giống như đức Phật Di Lặc thuần phát, hỉ xả. Trên thực tế, pháp không định tướng, Phật pháp vô biên, Phật bồ tát chẳng hề có phân biệt cao thấp. Sao cần phải phân biệt đeo đá Quan Âm hay Phật làm gì?

Khi được sinh ra, con người thường có một vị Phật, Bồ Tát hộ thân. Biết được điều đó mà chuyên tâm tích phúc, tích thiện, không làm những điều trái với lương tâm, kiền lành hướng tới Bản tôn cầu nguyện thì mọi hung họa cũng qua đi. Lúc đó đá hộ mệnh có hình tượng Bản tôn mới phát huy được tác dụng. Khế hợp nhất khí với con người, thúc đẩy sự nghiệp phát triển, gia đình hạnh phúc, xã hội an khang. Sách Liễu làm tứ huấn cũng nói về việc chuyên tâm làm phúc cũng có thể cải được mệnh số. Nếu người đeo đá Bản tôn hộ mệnh chuyên làm việc ác, làm mọi chuyện chia rẽ, phá dối người khác thì sau này phải nhận quả báo mà ứng hiện ngay trước mắt, trong đời này, kiếp này. Thật đáng thương vậy.

Dưới đây, chúng tôi xin được trình bày cụ thể về các Bản Phật Bản Mệnh Ngọc Bích, với các hình ảnh đá quý để bạn đọc tham khảo.

1. QUÁN ÂM THIÊN THỦ – PHẬT BẢN MÊNH TUỔI TÝ

Quán Âm Thiên Thủ - Phật Bản Mệnh tuổi Tý (Tí)
Quán Âm Thiên Thủ – Phật Bản Mệnh tuổi Tý (Tí)

Trong các hóa Tướng của Quán Âm, Quán Âm Thiên Thủ là thường gặp nhất. Ở Hán và Tạng đều phổ biến lưu truyền pháp tu Quán Âm Thiên Thủ, Đại bi chú thường được dùng trong giờ tụng kinh sáng tối của các tín đồ Phật Giáo, Hán truyền và Tạng truyền. Trong Mật Bộ, Quán Âm Thiên Thủ thuộc bản tôn Sự mật bộ, quán đỉnh này bản tôn thuộc đại lễ quán đỉnh, kéo dài 2 ngày. Thông thường người tiếp nhận quán đỉnh, mỗi đều đều phải tụng chú Lục tự đại minh của ngài 108 lần trở lên.

Tương truyền, Quán Âm đã từng phát lời thề trước đức phật A Di Đà độ chúng sinh thoát khỏi bể khổ luân hồi, nếu phá lời thề thân này sẽ phân thành nghìn mảnh. Sau này, ngài độ hóa được chúng sinh trong đại kiếp, nhưng vẫn thấy chúng sinh vẫn còn chịu nhiều đau khổ trong luân hồi, ứng lời thề mà thân bị chia làm nghìn mảnh. Lúc này thượng sư A Di Đà gia trì cho tất cả các mảnh vỡ của thân thể Quán Âm, trở thành Quán Âm Thiên Thủ và có muôn vàn cánh tay để cứu độ chúng sinh, thấm đẫm tình cảm chúng sinh xót thương sâu sắc. Vị Quán Âm này có tổng cộng 11 mặt,3 mặt của tầng dưới cùng là mặt màu trắng ở giữa, xanh bên phải, đỏ bên trái, 3 mặt ở tầng giữa là mặt màu xanh ở giữa, đỏ bên phải , trắng bên trái, 3 mặt tầng trên là đỏ ở giữa, trắng bên phải, xanh bên trái, 9 gương mặt này đều là thuộc tướng tịch tĩnh. Bên trên có 1 mặt mang tướng La sát phẫn nộ nhe nanh, tóc đỏ. Gương mặt trên cùng là tượng Phật Vô Lượng Quang màu đỏ, biểu thị huyết pháp cho chúng sinh.

Quán Âm Thiên Thủ có nhiều loại truyền thừa, có 11 mặt, 8 cánh tay, 14 tay…, nhưng ở đất Tạng lưu hành nhất là chuyền thừa kỳ khiêu ni Bạc Ma.

Phật Bản Mệnh Quán Âm Thiên Thủ Ngọc Bích

3.500.000 6.500.000 

Quán Âm Thiên Thủ – Phật Bản Mệnh tuổi Tý (Tí)

Tương truyền, tỳ khiêu ni Bạc Ma là một nàng công chúa xinh đẹp, có nhiều vương tôn công tủ mang vàng bạc châu báu đến cầu hôn. Nhưng đến năm 16 tuổi công chúa bỗng dưng mắc bệnh hủi. Từ đó nàng bị mọi người xa lánh, đến phụ vương mẫu thân cũng hắt hủi nàng. Vì quá đau khổ, công chúa rời bỏ hoàng cung, công chúa lẩn trốn trong hang trên ngọn núi tuyết mà không ai đặt chân tới, ngày đêm cầu nguyện Quan Thế Âm. Cứ như vậy trải qua 12 năm, cuối cùng nàng cũng gặp được quan thế âm, hơn nữa bệnh hủi được chữa khỏi. Nàng thổ lộ tâm nguyện với Bồ Tát tâm nguyện cứu độ chúng sinh của mình, ngài liền truyền thụ Mật pháp cho nàng. Từ đó về sau, mật pháp Quán Âm truyền thừa bởi tỳ khiêu ni Bạc Ma được lưu truyền rộng rãi. Cho đến nay, nghi thức quán đỉnh Quán Âm Thiên Thủ của phái Cách Lỗ đều bắt nguồn từ truyền thừa này.

2. BỒ TÁT HƯ KHÔNG TẠNG – PHẬT BẢN MÊNH TUỔI SỬU, DẦN

Bồ Tát Hư Không Tạng - Phật Bản Mệnh tuổi Sửu, Dần
Bồ Tát Hư Không Tạng – Phật Bản Mệnh tuổi Sửu, Dần

Bồ Tát Hư Không Tạng, tên tiếng Phạn là Akasagarbaha, dịch âm là A Già Xả Bích Bà, còn được dịch là Hư Không Dụng, Hư Không Quang, là 1 trong Bát đại Bồ Tát của Phật Giáo. Trong chúng Bồ Tát, Hư Khoogn tạng chủ về trí tuệ, công đức tài phú. Bởi vì những yêu tố giống như hư không mênh mông vô biên, còn thỏa mãn hết thảy nhu cầu, khiến cho chúng sinh đạt được những mục đích yêu cầu, đạt được miujc đích của mình, nên ngài có tên như vậy. Trong Mạn đà la Thai tạng giới, Bồ Tát Hư Không Tạng là chủ tôn của viện Hư Không Tạng. Đây là viện thứ 10 trong 12 đại viện của Mạn đà la Thai tạng giới, vị trí ở sau viện Trì Minh. Sự biểu hiện ở viện này là sự từ bi và trí tuệ hợp nhất, hàm chứa muôn đức, có thể ban cho chúng sinh tất thảy sự thân quý và trí đức, lấy phúc đức làm căn bản. Bồ Tát Hư Không Tạng là một trong 16 vị bản môn của Tượng đà la Kim cương giới thiền kiếp. Theo những ghi chép trong kinh phật, Bồ Tát Hư Không Tạng luôn luôn có sự từ bi thương sót với tất cả chúng sinh, thường gia trì cho họ. Nếu người nào kiền thành, sau khi lễ bái 35 phật quá khứ, sau đó lại sưng tán Đại Bồ Tát Hư Không Tạng, ngài sẽ hiện thân để che trở cho họ. Trong dân gian cũng phổ biến tín ngưỡng Bồ Tát Hư Không Tạng, có thể tăng tiến phúc đức, trí tuệ, tiêu tai giải nạn. Ở Nhật Bản, Bồ Tát Hư Không Tạng còn được tín phụng hơn Trung Quốc.

Phật Bản Mệnh Bồ Tát Hư Không Tạng Ngọc Bích

3.500.000 6.500.000 

Bồ Tát Hư Không Tạng – Phật Bản Mệnh tuổi Sửu, Dần

Trong phật giáo Tạng truyền có nhiều hình tượng của Bồ Tát Hư Không Tạng, thân phận khác nhau có hình tượng khác nhau. Khi ngài được xem là chủ tôn của viện Hư Không Tạng, hình tượng khác nhau : Sắc thân có màu đỏ như thịt, đàu đội mũ ngũ phật, tay phải cầm kiếm, lưỡi kiếm lấp lánh; tay trái ngài đặt bên hông và cầm một cành hoa sen, trên hoa sen có ngọc nhu ý, ngồi kiết già trên bảo tọa hoa sen mà ngài cầm biểu hiện cho 2 pháp môn phúc đức trí tuệ. Mật hiệu của ngài là Như Ý Giáp Kim Cương, hình tam muội ra là đao trí tuệ. Khi được xem là Bồ Tát thị giả ở viện Thích Ca, hình tượng của ngài như sau: Tay trái nắm lại giơ lên, ngón giữa gập lại cầm phướn trắng; tay trái úp đặt ở trước rốn, cầm hoa sen, cầm hoa sen có ngọc xanh lục. Ngài khoác thiên y, đứng trên bảo tọa hoa sen, đầu hơi nghiêng về bên trái,. Mật hiệu là Vô Tận Kim Cương, hình tam muội ra là ngọc xanh lục trên hoa sen,. Khi ngài được xen là một trong 16 vị bản tôn của kim cương giới hiền kiếp thì ở vị trí thứ 3 trong 4 vị Bản tôn ở phía Nam Mạn đà là bên ngoài viện. Khi đó người còn gọi là Bồ Tát Kim Cương Tràng, Bồ Tát Bảo Tràng. Hình tượng của ngài như sau : Sắc thân màu trắng, tay trái nắm lại đặt ở bên hông; tay pahir cầm hoa sen, trên hoa sen có ngọc. Mật hiệu là Phú Quý Kim Cương, hình Tam Muội da là ngọc Tam biện bảo châu. Thủ ấn lòa kim cương phọc, tức 2 ngón giwuxa làm hình trạng bảo bình, hai ngón cái duỗi thẳng.

3. BỒ TÁT VĂN THÙ – PHẬT BẢN MÊNH TUỔI MÃO

Bồ Tát Văn Thù - Phật Bản Mệnh tuổi Mão
Bồ Tát Văn Thù – Phật Bản Mệnh tuổi Mão

Trong giới Bồ Tát của phật giáo, Bồ Tát Văn Thù có địa vị hiểm hách, uy danh lẫy lừng. Tên tiếng phạn của ngài là Manjusri, dịch âm là Văn Thù Sư Lợi. Tương truyền, ngài xuất thân trong gia tộc Bà La Môn ở Ấn Độ, được sinh ra từ sườn phải của mẫu thân. Khi đản sinh ngài có nhiều thụy tướng, như: Tướng mạo nghiêm trang, có đủ 32 tướng tốt, sắc thân màu vàng tím lấp lánh. Vừa mới sinh ra đã biết nói, không lâu sau ngài xuất gia trở thành thị giả của Thế Tôn. Giáo pháp của Phật Đà chủ yếu được chia thành 2 dòng chuyền thừa lớn: Phái Thâm Quán và Phái Quảng Hành. Trong đó phái Thâm Quán truyền thừa giáo pháp Bồ Tát Văn Thù đã kế thừa và phát dương. Từ góc độ thành tựu, Bồ Tát Văn Thù đã sớm thành Phật. Phật hiệu của ngài là Phổ Biến Chiếu Như Lai, vì trợ duyên cho Phật Thích Mâu Ni cứu độ chúng sinh ngài đã thị hiện dưới thân phận bồ tát.

Bồ Tát Văn Thù biểu thị ý nghĩa của trí tuệ Phật Đà, đó là hình tượng nhân cách hóa của trí tuệ. Các bậc đại sư Phật giáo ở Ấn Độ và Tây Tạng đều lấy Bồ Tát Văn Thù làm bản tôn tu trì. Như đại Luân sư Nguyệt Xứng và Đại sư Tông Khách Ba nổi tiếng về tư tưởng Trung Quán đều coi Bồ Tát Văn Thù là bản tôn tu trì. Phật giáo cho rằng, tu trì phát môn của Bồ Tát Văn Thù có thể nhanh chóng đạt được dự gia trì, từ đó dễ dàng có được trí tuệ thế gian và xuất thế gian. Núi Ngũ Đài ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc chính là thánh địa của Bồ Tát Văn Thù. Mỗi năm có hàng trăm ngàn tăng tục từ Tây Tạng đổ về kính lễ ngài. Thậm chí có những tín đồ kiền thành đã dành thời gian suốt mấy tháng đến mấy năm, dùng phương thức đi 3 bước lạy 1 lạy, cho đến khi lên núi Ngũ Đài. Điều đó cho thấy địa vị quan trọng của ngài trong Phật giáo Trung Quốc và Tây Tạng.

Phật Bản Mệnh Bồ Tát Văn Thù Ngọc Bích

3.500.000 6.500.000 

Bồ Tát Văn Thù – Phật Bản Mệnh tuổi Mão

  • KHUÔN MẶT: dung mạo như đang mỉm cười, bên ngoài thể hiện trí tuệ thấu suốt tất thảy, như đồng tử 16 tuổi.
  • THỦ ẤN:
    • Tay trái: Ngài cầm một cành sen, trên bông sen có đặt Bát nhã kinh, biểu thị trí tuệ Bát nhã không nhiễm bụi trần, siêu vượt tất thảy. Trên bát nhã kinh đặt chuông kim cương, đại biểu cho sức mạnh của trsi tuệ.
    • Tay phải: Ngài cũng cầm một cành hoa sen, trên hoa sen có đặt thanh kiếm trí tuệ. Đầu lưỡi kiếm tỏa ra quầng luwarsasng lấp lánh, biểu thị cho ý nghĩa dùng kiếm trí tuệ chặt đứt tất thảy chấp trược trói buộc nội tâm.

4. BỒ TÁT PHỔ HIỀN – PHẬT BẢN MÊNH TUỔI THÌN, TỴ

Bồ Tát Phổ Hiền - Phật Bản Mệnh tuổi Thìn, Tỵ
Bồ Tát Phổ Hiền – Phật Bản Mệnh tuổi Thìn, Tỵ

Bồ Tát Phổ Hiền tên tiếng Phạn là Samantabhadra hoặc là Vishvabhadra, dịch âm là Tam Mạn Đà Bồ Tát, còn được dịch là Biến Cát. “Phổ” có nghĩa là tất thảy, ở khắp nơi, “Hiền” có nghĩa là tối diệu thiện. Phổ Hiền có nghĩa là nguyện hạnh do tâm Bồ đề khởi lên được phổ chiếu khắp nơi, thuần nhất, diệu thiện. Điều đó ngụ ý rằng: Đem diệu nghĩa thuần thiện phổ cập đến tất thảy các nơi, đó là tâm nguyện và chức trách của Phổ Hiền. Ngài được xem là 1trong tứ đại Bồ Tát của Phật giáo của Trung Quốc (Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Địa Tạng, Bồ Tát Phổ Hiền). Ngài và Bồ Tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ Tát cưỡi sư tử đúng thị giả ở bên trái và Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải. Bồ Tát Văn Thù đại diện cho trí, tuệ, chứng, nắm giữ trí tuệ và chứng đức của chư Phật. Bồ Tát Phổ Hiền đại biểu cho lý, định, hạnh, nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật. Các ngài cùng diễn giải sự hoàn bị viên mãn của lý trí, định tuệ và hạnh chứng của Như Lai. Cả 2 vị bản tôn cùng với Phật Tỳ Nô Giá Na được gọi là Hoa nghiêm Tam thánh. Mật tông xưng tụng Bồ Tát Phổ Hiền là Thiện Nhiếp Kim Cương, Chân Như Kim Cương, Như Ý Kim Cương. Ngài còn được xem là đồng thể với Kim Cương Tát Đỏa.

Trong Phật giáo Tạng truyền, tạo tượng riêng lẻ của Bồ Tát Phổ Hiền được miêu tả như sau: Ngài cưỡi trên voi trắng có 6 ngà, tay trái để sát hông hoặc cầm chuông, tay phải cầm chùy kim cương, đầu đội mũ ngũ Phật, thân khoác áo màu, hình tượng giống như đồng tử 16 tuổi. Đặc trưng tạo tượng của ngài là sức mạnh và sự vững chãi, cho nên thường được hình dung với sự tu hành dũng mãnh mà ôn hòa của Bồ Tát. Hơn nữa tượng thường có màu trắng, tuwojgn trưng cho tâm tính thanh tịnh, biểu thị ý nghĩa Bồ Tát lấy Lục độ để thâu nhiếp vạn hạnh, lấy swuj sắc nhọn của ngà voi để phá hủy chướng ngại, không sợ oán địch.

Phật Bản Mệnh Bồ Tát Phổ Hiền Ngọc Bích

3.500.000 6.500.000 

Bồ Tát Phổ Hiền – Phật Bản Mệnh tuổi Thìn, Tỵ

  • THỦ ẤN:
    • Tay phải: kết ấn dữ nguyện, biểu thị thỏa mãn nguyện cầu cho chúng sinh.
    • Tay phải: kết ấn thuyết áp, tượng trưng thuyết tháp cho chúng sinh.
  • VẬT CẦM: Tay phải cầm một cành hoa sen, trên hoa sen có đặt ngọc ma ni, biểu thị có thể thực hiện được tất thảy nguyện vọng lợi tha.

5. BỒ TÁT ĐẠI THẾ CHÍ – PHẬT BẢN MÊNH TUỔI NGỌ

Bồ Tát Đại Thế Chí - Phật Bản Mệnh tuổi Ngọ
Bồ Tát Đại Thế Chí – Phật Bản Mệnh tuổi Ngọ

Bồ Tát Đại Thế Chí, tên tiếng Phạn là Mahastamaprapta, dịch ý là Đại Thế Chí hoặc Đại Tinh Tiến, gọi tắt là Đại Thế Chí chủ yếu thuộc vào chúng Bồ Tát trong Tịnh Độ tông truyền thống của Phật giáo. Theo ghi chép trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh, vị Bồ Tát này lấp ánh sáng trí tuệ phổ chiếu tất thảy, khiến cho chúng sinh rời xa 3 cõi ác, đạt được sức mạnh vô thượng. Vì khi ngài di chuyển, thế giới thập phương như đang xảy ra một cơn địa chấn, cho nên mới gọi là Đại Thế Chí. Ngài cùng với Bồ Tát Quán Thế Âm đều là thị giả của Phật A Di Đà ở thế giới Cực Lạc phương Tây. Cả 3 bản tôn được gọi chung là Tam thánh phương Tây. Bồ Tát Quán Thế Âm tượng trưng cho sự từ bi , Bồ Tát Đại Thế Chí tượng trưng cho trí tuệ. Ngài cũng có vị trí đặc biệt trong Mật giáo. Mật hiệu của ngài là Trì Luân Kim Cương. Trong Phật giáo Trung Quốc và Ấn Độ, Bồ Tát Đại Thế Chí thường xuyên được nhắc đến, cũng được sự sùng bái nhất định. Tuy vậy, sự ảnh hưởng của ngài rõ ràng không được như Phật A Di Đà và Bồ Tát Quán Thế Âm.

Hình tượng của Bồ Tát Đại Thế Chí theo như ghi chéo trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh: Thân lượng lớn bé của ngài cũng khác so với Bồ Tát Quán Thế Âm, taofn thân ngài tỏa ra một màu vàng tím sáng lấp lánh, có thể soi chiếp khắp quốc phổ thập phương, khiến cho chúng sinh hữu duyên được tận mắt nhìn thấy. Chỉ cần nhìn thấy được một tia sáng nhỏ nhoi phát ra từ lỗ chân lông của ngài, cũng như đã thấp được ánh sáng quang minh tịnh diệu của chư Phật thập phương. Vì thế Bồ Tát Đại Thế Chí cũng được gọi là Bồ Tát Vô Lượng Quan. Thiên quan của Bồ Tát Đại Thế Chí có 500 bảo hoa, trên 1 bảo hoa lại có 500 bảo đài, trong mỗi bảo đài đều hiển hiện quốc độ tịnh diệu của chư Phật thập phương. Tóc của ngài búi lại giống như hoa sen đỏ, trên búi tóc có bảo bình, bên trong bảo bình chứa đầy ánh sáng trí tuệ. Ngài dùng ánh sáng đó để độ hóa tất tahyr chúng sinh. Ngoài ra, các tướng khác của ngài cũng không có sự khác biệt lớn so với Bồ Tát Quán Thế Âm.

Phật Bản Mệnh Bồ Tát Đại Thế Chí Ngọc Bích

3.500.000 6.500.000 

Bồ Tát Đại Thế Chí – Phật Bản Mệnh tuổi Ngọ

  • VẬT CẦM: Trên hoa sen phía sau thân ngài có đặt chùy kim cương, tượng trưng cho sức mạnh trí tuệ vô thượng.
  • THỦ ẤN: Tay phải kết ấn Dữ nguyện, tay trái thả lỏng.

6. ĐẠI NHẬT NHƯ LAI – PHẬT BẢN MÊNH TUỔI MÙI, THÂNĐại Nhật Như Lai - Phật Bản Mệnh tuổi Mùi, Thân

Đại Nhật Như Lai – Phật Bản Mệnh tuổi Mùi, ThânĐại Nhật Như Lai, tên tiếng Phạn là Vairochana, dịch là phật Ma Ha Tỳ Lô Giá Na, còn gọi là Phật Tỳ Lô Giá Na. Biểu thị Phật Đà từ bi ban cho chúng sinh sự gia trì vô lượng ánh sáng Phật. Giống như mặt trời của dân gian, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, hiền ngu, tốt xấu, đối với vạn vật trên mặt đất đều phổ chiếu bình đẳng. Ngài là Bản Tôn, đồng thời là Phật căn bản tối thượng được Mật gíao cung phụng. Kinh điểm căn bản là Đại Nhật Kinh Sớ. Cho dù trong Kim cương giới hay Thai tạng giới của Đông Mật hoặc trong sự bộ, Hành bộ của Tạng Mật, ngài đều có địa vị hiểm hách. Trong tứ bộ Mật tục của Phật giáo Tạng truyền, thuộc về bộ Như Lai trong Hành bộ và Tục bộ.

Trong Phật Giáo Tạng truyền, hình tượng thường thấy của Đại Nhật Như Lai là: Sắc thân màu trắng, 4 mặt 2 tay, 2 tay kết ấn Thiền định, cầm bát bảo pháp luân, thần thái khoan thai, quan sát khắp 4 phương. Ngài khoác vải choàng vai bằng lụa, có đầy đủ sự trang nghiêm, ngồi xếp bằng trên tòa hoa sen. Xung quanh pháp tòa thương là hồ nước trong vắt, ý chỉ sự thanh tịnh cảu phật cảnh, hiện rõ các vật báu. Có khi, Đại Nhật Như Lai xuất hiện dưới hình tượng của chủ tôn Phật ngũ phương: ở giữ là Đại Nhật Như Lai, 4 mặt 2 tay, đầu đội bảo quan, thân khoác thiên y, trang sức trên người là chuỗi ngọc quý, có đầy đủ 8 loại châu báu, 13 loại trang nghiêm, tư thế khoan thai ngồi trên tòa nguyệt luân hoa sen. Hoa sen và nguyệt luân tượng trưng cho phương tiện và trí tuệ. Phương tiện và trí tuệ là vũ khí sắc nhọn để đoạn diệt mê hoặc và vọng tưởng, từ đó đem các nghiệp ác chuyển thành nghiệp thiện. Đại Nhật Như Lai 4 mặt đều là màu trắng, tượng trưng không cấu nhiễm bụi trần. 4 mặt mang ý nghĩa là Phật hướng về bốn phương diễn giảng phật pháp. 2 tay kết ấn Thiền định, tay ôm pháp luân đặt ở giữa rốn, ý nghĩa diễn thuyết Phật pháp không ngừng nghỉ. Phía trên bên phải là Phật Bảo Sinh màu vàng, phía trên bên phải là Phật A Di Đà màu đỏ, phía dưới bên trái là phật bất động màu xanh lam, phía dưới bên phải là phật bất không Thành Tựu màu xanh lục. Các ngài đều trang sức những loại trân bảo và 13 loại trang nghiêm hoàn chỉnh, an tọa trên tòa nguyệt luân hoa sen.

“Pháp luân” (tên tiếng Phạn Dharmacakra) mang ý nghĩa biểu tượng đặc trưng trong Phật pháp. Pháp giáo lấy pháp luân ví với phật pháp có 3 tầm hàm ý: Một là phá trừ cái ác, ngụ Phật pháp không ngừng nghỉ, phá trừ nghiệp ác cảu thân, khẩu, ý; hai là xoay tròn, ngụ ý là Phật pháp được lưu truyền rộng rãi, như bánh xe quay mãi không dừng; ba là viên mãn, ngụ ý Phật pháp viên mãn không có bất cứ sự thiếu khuyết, mà tròn trịa như bánh xe. Những kinh pháp Phật Đà tuyên giảng trong suốt cuộc đời được chia thành 3 thời đoạn, được gọi là “Tam chuyển pháp Luân”.

Phật Bản Mệnh Đại Nhật Như Lai Ngọc Bích

3.500.000 6.500.000 

Đại Nhật Như Lai – Phật Bản Mệnh tuổi Mùi, Thân

Trong Tạng Mật, Mạn đà la kim cương giới và Mạn Đà la Thai tạng giới đều lấy Đại Phật Như Lai làm chủ tôn. Tuy nhiên, hình tượng và tư thế của Đại Nhật Như Lai trong 2 Mạn đà la này có những điểm khác nhau. Đại Nhật Như Lai của kim cương giới ngồi xếp bằng, hiện tướng Bồ Tát, tóc dài, đầu đội bảo quan Ngũ trí, nửa thân trên trang trí vòng cổ tay, vòng cánh tay, chuỗi ngọc, tay kết ấn trí quyền, tức ngón tay trỏ tay trái duỗi thẳng, bàn tay phải bám lại, toàn thân màu trắng. Đại Nhật Như Lai của Thai tạng giới cũng ngồi xếp bằng, hiện tướng Bồ Tát, nhưng búi tóc, áo quấn quanh thân, tay kết ân Pháp giới định, tức tay trái ở dưới, tay phải ở trên, 2 ngón tay cái chạm vào nhau, toàn thân màu vàng (hoặc màu trắng).

Mật tông trong Phật giáo Tạng truyền được phân thành tức bộ bao gồm: Sự bộ, Du già bộ, Vô thượng du già bộ. Sự bộ tương đối trọng về tu trì bề ngoài, như yêu cầu về sự thanh khiết, hoàn cảnh của cúng dường, pháp khí, tự thân. Hành bộ là trong ngoài đều giống nhau, có nghãi là luôn chú trọng tính bình đẳng đối với yêu cầu bề ngoài và tu trì trong nội tâm. Du già bộ chỉ xem trọng tu luyện nội tâm, ít yêu cầu về hoàn cảnh bên ngoài,. Đến Vô thượng Du già bộ, hoàn toàn chú trọng việc tu trì nội tâm, không để ý đến hoàn cảnh bên ngoài.

Hiện nay, truyền thừa của bản tôn Mật tục trong Hành bộ tương đối hiếm thấy, tiêu biểu nhất là Đại Nhật Như Lai. Nghi thức tu trì của Đại Nhật Như Lai tương đối phức tạp, trong đàn thành có 117 vị Phật, có vô vàn chú ngũ và thủ ấn, biến hóa khôn lường. Các chùa viện ở Tây Tạng khi thực hiện hòan chỉnh một lần nghi lễ tu pháp của Đại Nhật Như Lai ít nhất cần khoảng 5-8 tiếng. Cũng có thể do tu trì Bản tôn Đại Nhật Như Lai có yêu cầu tương đối nhiều, độ khó cao, thủ ấn phức tạp nên ít được truyền thừa.

7. BẤT DỘNG MINH VƯƠNG – PHẬT BẢN MÊNH TUỔI DẬU

Bất Động Minh Vương - Phật Bản Mệnh tuổi Dậu
Bất Động Minh Vương – Phật Bản Mệnh tuổi Dậu

Bất Động Minh Vương, tên tiếng Phạn là Acalnatha. “Bất Động” chỉ tâm từ bi kiên cố, không thể xoay chuyển , “Minh” chỉ ánh sáng trí tuệ, “Vương” chỉ chế ngự tất thảy hiện tượng. Bất Động Minh Vươnglà bản tôn có địa vị tông quý quan trọng nhất trong Ngũ đại Minh Vương, được tông xưng là “Bất Động Tôn” hay “Vô Động Tôn”. Ngài có thể sánh ngang với Bồ Tát Quan Thế Âm và Bồ Tác Địa Tạng trở tahfnh 3 chủ tôn của tượng Phật dân gian. Dựa theo sự phân loại của Mật giáo về tam luân thân, Bất Động Minh Vương là giáo lệnh luân thân của tất thảy chư Phật. Cho nên, ngài còn được gọi là “Vua của chư Minh Vương”, “chủ tôn của Ngũ đại chủ tôn”. Theo sự chuyền thừa của Mật giáo, Minh Vương là Như Lai vì nhiếp phục kiếp nạn để độ hóa chúng sinh và tuyên dương chân ngôn diệu pháp mà biến hiện thành chư tôn tướng phẫn nộ. Bất Động Minh Vương lại là Ứng, Hóa thân của Đại Nhật Như Lai, thụ giáo mệnh của Như Lai, thị hiện tướng phẫn nộ, thường an trụ trong lửa tam muội, tiêu trừ chướng nạn và sự ô uế trong ngoài, tiêu diệt tất thảy ma quân oán địch.

Theo Phật giáo Tạng truyền, hình tượng của Bất Động Minh Vương thường là tướng phẫn nộ 3 đầu, 6 tay hoặc là 1 mặt, 8 tay, ánh mắt nhìn giận dữ, răng cắn chặt. tay phải cầm kiếm, tượng trưng cho đoạn trừ phiền não, ác ma. Tay trái cầm dây, biểu thị phương thị tự tại, đồng thời cũng biểu thị cầm dây đó bắt trói tất thảy ác ma, ác ma lớn nhất chính là ngã chấp. Chỉ cần hàng phục nội tâm, tất thảy ma chướng bên ngoài đều sẽ được tịnh hóa. Tạo tượng của Bất Động Minh Vương phần nhiều là tượng ngồi, ít khi có tượng đứng, là việc phỏng theo tín ngưỡng thần bản tôn Thất Bà của Ấn Độ giáo. Ở hai bên của Bất Động Minh Vương thường có 2 đồng tử Căng Yết Na và Chế Cha Già, hoặc có 8 đồng tử hay 36 đồng tử thị giả. Ngoài ra, còn có mô hình tạo tượng 1 mặt 2 tay: tóc ngài rủ xuống qua vai, Mày chau lại phẫn nộ. Thân trên khoác tấm phướn, bên dưới mặc váy da hổ, tay phải cầm kiếm, tay trái nâng dây, cùng với đồng tử đứng dạng chân trên quầng lửa trí tuệ. Hiển thị Bất Động Minh Vương là sự hiển thị của tính tích cực và sức mạnh hành động.

Phật Bản Mệnh Bất Động Minh Vương Ngọc Bích

3.500.000 6.500.000 

Bất Động Minh Vương – Phật Bản Mệnh tuổi Dậu

Bất Động Minh Vương đã phát nguyện:”Người thấy tâm ta phát tâm Bồ đề, người nghe danh hiệu ta dứt ác tu thiện, người tu theo pháp môn của ta được đại trí tuệ, người hiển tâm ta tức thân thành Phật”. Uy lực của ngài vô cùng lớn, bất luận là Phật giáo Trung Quốc hay Phật giáo Tạng truyền đều coi trọng việc tu tập pháp môn của vị bản tôn này. Tu tập pháp môn này có thể đoạn trừ tất thảy chướng ngại, phiền não, thuận lợi trên con đường tu hành Phật quả.

  • THỦ ẤN: tay trái kết ấn kỳ khắc, đại biểu cho sự tiêu diệt và hàng phục.
  • VẬT CẦM: tay phải ngài giơ cao kiếm trí tuệ, tượng trưng cho sự đoạn trừ mọi phiền não và ác chướng.
  • TƯ THẾ: thân dưới mặc váy da hổ, tượng trưng cho tâm chẳng sợ hãi của người tu trì. Chân trái của ngài gập lại, ngồi trên bảo tòa nguyệt luân hình hoa sen, xung quanh có quầng lửa trí tuệ cháy rực thể hiện tính tích cực và năng lượng của ngài.

8. PHẬT A DI ĐÀ – PHẬT BẢN MÊNH TUỔI TUẤT, HỢI

Đức Phật A Di Đà - Phật Bản Mệnh tuổi Tuất, Hợi
Đức Phật A Di Đà – Phật Bản Mệnh tuổi Tuất, Hợi

Phật A Di Đà tên tiếng Phạn là Amita Buddha, tên tiếng Tạng là Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ, là giáo chủ của thế giới Cực Lạc phương Tây. Trong kinh Phật cho rằng, Phật quang minh vô lượng, thọ danh vô lượng, nên trong Phật giáo Hán truyền và Tạng truyền đều được tôn sùng, có vô số người cúng dường cầu trường thọ. Từ tục ngữ: “Nhà nhà thờ A Di Đà, hộ hộ bái Quán Thế Âm” là có thể biết được địa vị của Phật A Di Đà và thế giới Cực Lạc phương Tây ở Trung Quốc. Phật A Di Đà và tín ngướng thế giới Cực Lạc không những đi sâu vào tâm thức các tín đồ Phật giáo, còn mở rộng sang các lĩnh vực khác trong xã hộ như văn học, nghệ thuật, phong tục, tập quán. Theo thuyết pháp trong kinh điển Vô Lượng Thọ Kinh của Phật giáo Tịnh Độ tông, trước vô lượng kiếp trong quá khứ là thời đại Phật Thế Tự Tại Vương còn trụ thế. Lúc đó, vị quốc vương của nước Diệu Hỷ thường nghe Phật giảng kinh thuyết pháp. Sau khi nghe xong, không những cảm thấy hoan hỷ mà còn lý giải được sự thâm sâu của Phật pháp. Từ đó, người phát tâm Bồ đề vô thượng, từ bỏ vượng vị, xuất gia làm tăng, pháp hiệu là Tỳ khiêu Pháp Tạng. Ngài ôm trí lớn, bái Phật Thế Tự Tại Vương làm Thượng sư, tu trì Phật pháp. Tương truyền, ngài đến nhiều tịnh độ Phật quốc, tập hợp những điểm thù thắng, phát sáng 48 đại nguyện nổi danh trong Phật giáo, trải qua nhiều kiếp nỗ lực thực hiện, đã thành tựu được thế giới Cực Lạc. Tịnh Độ tông cho rằng, chỉ cần có đủ niềm tin với Phật A Di Đà, cho dù không được thực hiện được đầy đủ 48 đại nguyện có thể đạt được sự gia trì của ngài. Vào thời khắc lâm chung sẽ thuận lợi chuyển thế đến cõi tịnh độ Cực Lạc.

Trong Phật giáo Tạng truyền, hình tượng A Di Đà thường là: Thân màu đỏ, đầu đội bảo quan, búi tóc, thân mặc thiên ý ngũ sắc, dưới là váy lụa, mang chuỗi ngọc trên người, có đầy đủ tất cả các loại trang nghiêm của Phật Báo thân (Sambogakaya), an tọa trên tòa nguyệt luân hoa sen, bảo tọa do 8 con khổng tước khiêng, có ý nghĩa chặt đứt mọi tham dục. Khổng tước tượng trưng cho vẻ đẹp làm rung động lòng người, đồng thời tượng trưng cho sự tham dục. Bởi vì khi thấy đồ vật đẹp, con người thường nổi lòng tham, không chịu từ bỏ.

Phật A Di Đà có màu đỏ, tay phải cầm hoa sen, tay trái cầm chuông. Cánh hoa sen sáng bóng tượng trưng pháp môn Di Đà có thể kiếm tâm người tu hành ôn hòa và tĩnh tại. Đồng thời, hoa sen còn được tượng trưng cho chúng sinh ở cõi luân hồi, giống như hoa sen ở trong bùn nhơ mà không cấu nhiễm hôi tanh mùi bùn, một khi được khai ngộ, chúng ta có thể thoát khỏi sự thống khổ của luân hồi. Trong tạo tượng Phật giáo, có thể thấy hình tượng chủ tôn Phật Vô Lượng Thọ có 144 Phật lớn nhỏ vậy quanh. Loại hình tạo tượng này thường dùng cúng dường trong điện đường tu pháp Trường thọ.

Từ trong các tác phẩm Phật giáo, có thể cảm nhận được rằng, con người luôn mong muốn hướng về thế giới tịnh độ Cực Lạc của Phật A Di Đà. Như miêu tả trong Vô Lượng Thọ Kinh: thế giới tịnh độ Cực Lạc của Phật A Di Đà là một hình cầu. Hình cầu có nghĩa là viên mãn và vô giới. Theo mô tả trong kinh điển của Tịnh Độ tông, lầu gác bảo điện trên thế giới Cực Lạc mọc lên san sát, lấy vàng nát xuống đất, thất bảo được dùng làm hồ nước, trong hồ nước có 8 công đức. Cây cối tự sinh, hoa cỏ đưa hương. Trong đại điện nằm ở giữa chính là chủ tôn A Di Đà đang ngồi, phía trước là hồ thất bảo, có hồ nước 8 công đức, xung quanh hao cỏ xanh ngát, chim chóc hát ca, một cảnh tượng đầy đủ xung túc, vui vẻ hòa thuận. Thị giải bên cạnh Phật A Di Đà là chư vị Bồ Tát, La Hán do Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí dẫn đầu, chuyên chú lắng nghe pháp âm của Phật Đà.

Theo những miêu tả trong kinh điển có thể thấy, bất luận là hoàn cảnh sinh sống hay sở thích ăn uống ở thế giới Cực Lạc đều không có dưới nhân gian. Từ đó khiến người phàm trần tích đức thánh thiện, ngày đêm hướng về cõi tịnh độ này. Lúc lâm chung sẽ được Phật A Di Đà tiếp dẫn đến cõi tịnh độ Cực Lạc.

Phật Bản Mệnh Đức Phật A Di Đà Ngọc Bích

3.500.000 6.500.000 

Đức Phật A Di Đà – Phật Bản Mệnh tuổi Tuất, Hợi

Nhưng xét từ lý luận Phật giáo, niết bàn không phải là nơi mang lại sự hưởng thụ an lạc. Phật Đà dựng lên cõi tịnh độ với mục đích khiến mọi người tu học tốt hơn, toàn tâm toàn ý tu trì Phật pháp, đạt đến nguyện vọng cuối cùng là thành Phật cứu độ chúng sinh. Từ đó có thể thấy, cõi tịnh độ của Phật giáo và thiên đường của các tôn giáo khác có sự bất đồng căn bản.

  • TƯ THẾ: Ngồi xếp bằng trên tòa hoa sen.
  • VẬT CẦM: tay trái cầm bát đồng như hình búi tóc trên đỉnh đầu của ngài.
  • THỦ ẤN: Tay phải kết ấn xúc địa, tượng trưng cho hàng phục ma quỷ.

Nội dung này được dẫn nguồn từ Sách “Sổ tay Đá Quý Phong Thủy của Đại Đức Thích Minh Nghiêm” do NXB Thời Đại ấn hành.

Mọi sự nhận vơ tác quyền, tác giả đều là vi phạm luật SHTT và đạo luật DMCA.

(Nội dung trong này đã được chúng tôi hiệu đính một vài chỗ do lỗi biên tập).


3.500.000 6.500.000 
3.500.000 6.500.000 
3.500.000 6.500.000 
3.500.000 6.500.000 
3.500.000 6.500.000 
3.500.000 6.500.000 
3.500.000 6.500.000 
3.500.000 6.500.000 

[Series] – Phật Bản Mệnh – Những bí mật LẦN ĐẦU TIÊN được hé lộ

MỤC LỤCGiới thiệu tổng quát về 8 Vị Chủ Tôn – Phật Bản Mệnh1. QUÁN [...]

[Bài 1] – Phật Bản Tôn Hộ Mệnh – Nhân duyên của 12 Địa chi với Phật giáo

MỤC LỤCGiới thiệu tổng quát về 8 Vị Chủ Tôn – Phật Bản Mệnh1. QUÁN [...]

[Bài 3] – Phật Bản Mệnh 12 con Giáp theo Chân Ngôn Tông Nhật Bản

MỤC LỤCGiới thiệu tổng quát về 8 Vị Chủ Tôn – Phật Bản Mệnh1. QUÁN [...]

[Bài 4] – Phật Bản Tôn Hộ Mệnh theo Mật Thừa Tây Tạng

MỤC LỤCGiới thiệu tổng quát về 8 Vị Chủ Tôn – Phật Bản Mệnh1. QUÁN [...]

[Bài 5/5] – Tổng kết về Series Phật Bản Mệnh

MỤC LỤCGiới thiệu tổng quát về 8 Vị Chủ Tôn – Phật Bản Mệnh1. QUÁN [...]

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo

0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x