Ngọc bích được biết đến là loại đá quý có màu sắc vô cùng bắt mắt. Người ta phân loại đá này thành các loại khác nhau theo bậc từ chất lượng thấp cho đến cao. Bởi thế, để tránh mua phải ngọc bích chất lượng thấp mà giá cao bạn cần chú ý đọc kỹ thông tin để phân loại được đá tốt nhé.
1. Tổng quan về đá ngọc bích
Như chúng ta đã biết, ngọc bích được chia thành 2 loại cơ bản là đá ngọc bích phỉ thúy và ngọc bích nephrite. Hai loại này có những đặc tính khá đặc trưng bởi thế bạn có thể dựa vào chúng để có thể biết được sản phẩm mình mua có chất lượng hay không.
Thường, đá ngọc bích phỉ thúy thường cứng, đô bóng cao, có các màu xám, xanh lục, cam, vàng, trắng và màu hoa oải hương.
Với đá ngọc bích nephrite, loại đá này có độ cứng thấp hơn ngọc bích phỉ thúy. Sản phẩm làm từ loại đá này thường được trạm trổ công phu và bán với mức giá đắt đỏ.
2. Mẹo phân biệt ngọc bích
Theo các chuyên gia, để biết ngọc bích bạn mua có phải hàng chất lượng hay không, bạn cần nắm rõ 3 loại sản phẩm đang được bán trên thị trường hiện nay.
– Thứ nhất: Ngọc bích tư nhiên
Thường, loại ngọc bích này không qua xử lý và màu của ngọc bích hoàn toàn chuẩn tự nhiên bởi người ta không đem đá xử lý qua nhiệt độ cao.
– Thứ hai: Ngọc bích đã qua tẩy trắng
Đây là loại đã được tẩy trắng để loại bỏ các tạp chất có trong đá. Nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy đá được phủ bằng nhựa cứng, trong. Màu của loại đá ngọc bích này thường không bền và dễ bay màu theo thời gian.
– Thứ ba: Loại đã qua tẩy trắng và có xử lý nhuộm
Sản phẩm ngọc bích này được các nhà sản xuất, phân phối đem tẩy trắng rồi nhuộm qua nhằm tăng cường màu sắc. Mặc dù trông rất bắt mắt tuy nhiên loại đá này lại rất dễ bị đổi màu sau một thời gian sử dụng.
Bạn có thể kiểm tra đá ngọc bích thật hay không bằng một số phương pháp cơ bản như:
– Tung viên đá rồi bắt lấy nó trên lòng bàn tay. Nếu thấy đá nặng hơn so với những mẩu đá khác có cùng kích thước thì khả năng cao là đá thật.
– Gõ các viên đá vào nhau, những viên ngọc bích thật thường có tiếng vang và sâu.
– Khi cầm trên tay, ngọc bích thật sẽ mịn màng, lành lạnh và cầm 1 lúc sẽ có cảm giác đá ấm lên.
– Nếu là đá ngọc bích phỉ thúy, bạn có thể cứa vào thủy tinh, nếu thấy bề mặt thủy tinh xước thì có nghĩa đó là đá thận. Với đá Nephrite thì bạn không nên áp dụng cách này bởi nó có độ cứng vừa phải nếu cứa mạnh dễ bị hư hại.