Như bài trước, chúng ta đã biết và biết cách phân loại các loại Ngọc Jadeite dựa trên mức độ xử lý, can thiệp vào chất lượng của Ngọc nhằm nâng cao chất lượng, thẩm mỹ bằng các phương pháp như nhiệt, sáp, thuốc nhuộm, thuốc tẩy, acid, polymer và một số phương pháp khác.

Để phân biệt được ngọc Jade đã qua xử lý bằng các phương pháp khác nhau cần thiết phải nhờ tới các chuyên gia có kinh nghiệm với sự trợ giúp của các thiết bị chuyên dụng. Các thiết bị thường dùng nhất là kính lọc màu Chelsea, phổ kế và kính hiển vi ngọc học.

Trên thị trường hiện nay, thông thường Ngọc Cẩm Thạch Jadeite là thường được xử lý nhiều hơn cả, vì mức độ phổ biến và sự chênh lệch giá trị của loại Ngọc này. Các phương pháp được biên tập trong bài viết này, đa phần được áp dụng trên Ngọc Cẩm Thạch Jadeite và được mở rộng tương tự cho Ngọc Bích Nephrite Jade.

Ngọc thường được xếp thành ba “loại” theo các phương pháp xử lý/nâng cao chất lượng đã được sử dụng trong quá trình sản xuất, gọi là loại A, loại B và loại C.

1. Ngọc loại A và nhận biết Ngọc Thiên Nhiên loại A


Ngọc loại A là loại Ngọc Jade hoàn toàn tự nhiên 100% được khai thác và sử dụng trực tiếp để làm trang sức và KHÔNG CÓ bất kỳ sự can thiệp xử lý nâng cấp chất lượng nào ngoài quá trình gia công chế tác.

Hoặc được tăng cường chất lượng bảo vệ bằng một lớp phủ sáp (phủ bề mặt, không xâm lấn vào cấu trúc). Đây là phương pháp giữ gìn và nâng cao chất lượng Ngọc một cách truyền thống và cổ xưa nhất. Nó được được chấp nhận bởi quy định về quốc tế và không ảnh hưởng đến giá trị của Ngọc.

Ở Việt Nam, người chơi Ngọc thường vẫn rỉ tai nhau cách để “Dưỡng Ngọc – Dưỡng Đá” bằng cách ngâm hoặc bôi lên Ngọc – Đá một lớp dầu Dừa (hoặc các loại dầu dưỡng tương tự). Về cơ bản, đây chính là cách phủ lên Ngọc một lớp bảo vệ tương tự như đã nói ở trên.

[bs-quote quote=”Ngọc Thiên Nhiên 100% phải là Ngọc chưa qua bất kỳ xử lý nào. Là loại Ngọc có giá trị cao nhất, vẻ đẹp tự nhiên và nguyên sơ nhất, dù cho có một vài lỗi lầm !” style=”default” align=”center” author_name=”Khánh Hồ” author_job=”Fengshui Consultant Vua Ngọc Bích/ Hồn Đá Việt” author_avatar=”https://vuangocbich.com/b/wp-content/uploads/2017/09/Khanh-Ho-VuaNgocBich-99×96.png”][/bs-quote]

Nhận biết Ngọc A (Thiên Nhiên 100%)

Để nhận biêt Ngọc loại A, cách tốt nhất là nhờ đến các phòng Lab (phòng kiểm định) tại các Viện Đá Quý – Trung Tâm Ngọc Học (uy tín). Việc nhận xét bằng mắt thường và kinh nghiệm thực sự là rất khó đối với một số tác phẩm Ngọc được xử lý – nâng cao chất lượng bằng các thủ thuật tinh vi và hiện đại. Việc khám Ngọc bằng kinh nghiệm, theo ý kiến chủ quan của tôi, tối đa chỉ được khoảng 85% sự chính xác, rất dễ mua nhầm Ngọc B.

Với các phương pháp can thiệp sâu hơn, Ngọc sẽ được xếp vào loại B.

2. Ngọc loại B và nhận biết ngọc Jade loại B


Ngọc loại B là loại Ngọc được xử lý – nâng cao chất lượng Ngọc bằng cách tẩy trắng, loại bỏ các tạp chất bằng Axit nhưng không nhuộm màu.

  • Đối với Ngọc loại B, sau khi khai thác chúng thường có các khe nứt, vết vỡ chứa các bao thể và tạp chất màu đen, hoặc các bao thể có màu khác. Để loại bỏ các tạp chất này, đầu tiên khối ngọc được ngâm trong axit (axit hydrocloric [HCl] hoặc Sulfuric (H2SO4]) trong một thời gian dài để các tạp chất bị hoà tan hết. Kết quả của giai đoạn này Ngọc sẽ cải thiện rất nhiều về màu sắc, sáng và đồng đều hơn hơn.
  • Tiếp theo người ta dùng Polymer được ép dưới áp suất cao vào Ngọc, dùng để để hàn gắn vào các khe nứt đã bị axit ăn mòn đó. Sau quá trình này, polymer sẽ lấp đầy các lỗ rỗng, vết nứt trên bề mặt, làm cho Ngọc có bề mặt mịn màng, bóng mượt và đều màu.

Ngọc loại B sẽ xấu đi trông thấy chỉ sau vài năm. Phương pháp xử lý bằng Axit này làm cho khoáng vật trở nên giòn và dễ vỡ hơn (mặc dù khi mới nhìn rất mướt mắt); và Polymer được ép dưới áp suất cao vào Ngọc có thể đổi màu theo thời gian, dưới nhiệt độ, ánh sáng mặt trời hoặc các hóa chất có tính ăn mòn trong quá trình sử dụng… Ngọc sẽ trở nên mất màu hoặc có các sự biến đổi trông thấy.



RẤT QUAN TRỌNG: Ở mức độ người dùng, các bạn dễ bị người bán, bán cho bạn loại Ngọc này (hay bất kỳ một loại Đá Quý nào khác) với lời khẳng định là Ngọc Thiên Nhiên.


Về mặt ngôn ngữ, đây đúng là loại Ngọc (Đá Quý) Thiên Nhiên nhưng không phải là Ngọc A – tức là Thiên Nhiên 100% chưa qua xử lý, nâng cao chất lượng.

Nhận biết Ngọc B

Để phát hiện được Ngọc loại B, bắt buộc phải sử dụng phải có kinh nghiệm lâu năm hoặc các phương pháp kiểm định hiện đại tại phòng kiểm định. Với những người mua, rất có thể các bạn sẽ mua phải Ngọc B với giá Ngọc A hoặc mua phải Ngọc loại C nếu không có kinh nghiệm hoặc sự xác định chính xác.

  • Dùng phương pháp FTIR – Fournier Transform Infrared Spectroscopy (phương pháp không phá hủy).
  • Đo các tính chất vật lý đặc trưng của ngọc để nhận biết, như tỷ trọng (3.30 – 3.38) và chỉ số khúc xạ (1.652 – 1.688). Ngọc loại B sẽ cho kết quả thu được thấp hơn nhiều.
  • Bằng nhiệt (phương pháp phá hủy): Lợi dụng tính chất Ngọc Jadeit có thể chịu nhiệt độ lên đến 1000 độ C nhưng Polyme chỉ chịu được đến 400 độ C, khi nâng nhiệt độ đến mức 400 độ C ta có thể nhìn thấy vết Polyme cháy hoặc mùi Polyme cháy.
  • Bằng cách nghe âm thanh: Ngọc loại A sẽ cho âm trong, dễ nghe, cao và ngân dài, trong khi ngọc loại B cho âm tương tự nhưng độ ngân ngắn hơn, hoặc âm đục không vang. Vật dùng để gõ tốt nhất là một viên mã não, hoặc một viên xu bạc.
  • Bằng chiếu đèn và quan sát: chỉ dùng cho người có kinh nghiệm.Ngọc có và không có polyme sẽ cho kết quả khác nhau, khi quan sát ánh sáng xuyên và ánh sáng bị giữ lại.
  • Chiếu đèn và quan sát bằng kính phóng > 60x: Chiếu đèn và quan sát bằng kính phóng > 60x sẽ có thể tìm thấy được mạch polyme ở các nang trống trong khối ngọc và trên bề mặt của ngọc đã xuất hiện sau khi xử lý axit
  • Bằng đèn chiếu tia tử ngoại: Dùng đèn cực tím bước sóng dài UVA (bước sóng 400 – 315 nm) chiếu vào ngọc jadeite và quan sát huỳnh quang. Ngọc loại B, chứa polyme, sẽ phát huỳnh quang mức độ yếu, có màu xanh phấn da trời cực tím (weak chalky blue untralviolet light). Thử nghiệm tương tự với đèn cực tím sóng ngắn UVC (bước sóng 280 – 100 nm) cho kết quả với huỳnh quang yếu màu trắng phấn cực tím (weak chalky white untraviolet light). Lưu ý là phương pháp này không phát hiện được loại B dùng resin cao cấp.

3. Ngọc loại C và nhận biết ngọc Jade loại C



Là loại ngọc mà khi khai thác lên chúng có giá trị thấp, màu sắc không đồng đều, sắc thái không rõ ràng, thậm chí là nứt vỡ, có thể được xử lý ở mức độ B và dùng các chất nhuộm có màu khác nhau để tạo nên màu của sản phẩm. Hay nói ngắn gọn:

Ngọc C là loại Ngọc đã được nâng cao chất lượng bằng phương pháp nhuộm màu.

Đây là phương pháp xử lý Ngọc ở mức độ sâu, gây tác động ảnh hưởng lớn tới cấu trúc cũng như bề mặt của Ngọc. Về mặt thẩm mỹ, sẽ cho ra những sản phẩm Đẹp nhưng về mặt giá trị, đây là loại Ngọc có giá trị thấp nhất.

Với những người đã có thâm niên “Chơi Đá” thì Ngọc loại này dễ được nhận biết, nhưng ở mức độ người sử dụng mới, loại Ngọc này vẫn được bán nhan nhản trên thị trường mà người sử dụng không hề hay biết. Thuốc nhuộm có thể mờ theo thời gian hoặc khi tiếp xúc với nhiệt và ánh sáng. Vì thế cho nên, Ngọc loại này càng sử dụng càng xấu, càng giảm giá trị.

[bs-quote quote=”Về mặt người dùng, tôi đánh giá loại Ngọc này không có giá trị.” style=”default” align=”center” author_name=”Khánh Hồ” author_job=”Fengshui Consultant Vua Ngọc Bích/ Hồn Đá Việt” author_avatar=”https://vuangocbich.com/b/wp-content/uploads/2017/09/Khanh-Ho-VuaNgocBich-99×96.png”][/bs-quote]

Nhận biết Ngọc C

  • Thực hiện các thí nghiệm để phát hiện ngọc nhuộm màu – Dùng kính hiển vi phóng soi, phương pháp dùng đèn cực tím, phương pháp đo phổ hấp thụ (quang phổ), dùng polariscope…
  • Bằng mắt thường: dùng cho người có kinh nghiệm. Ngọc được nhuộm có màu hơi dại, không tự nhiên, có thể không phân bố ngẫu nhiên mà theo chủ ý.
  • Bằng kính lọc Chelsea: Sử dụng đèn soi đá ánh sáng VÀNG soi ngọc theo phương thẳng đứng từ dưới lên. Quan sát qua kính lọc Chelsea sẽ thấy màu của ngọc loại C sẽ chuyển sang đỏ hoặc hồng nhạt (hoặc một màu được chỉ định cụ thể, tùy thuộc vào loại và hãng sản xuất kính lọc Chelsea). Ngọc loại A sẽ không đổi màu khi quan sát qua kính lọc Chelsea (không phát hiện được 100%).
  • Bằng chiếu đèn và quan sát với kính phóng > 60x: Dùng đèn soi đá ánh sáng trắng chiếu vào ngọc theo phương ngang và quan sát sẽ dễ dàng thấy được vị trí các vết màu nhuộm. Màu nhuộm không thể thấm vào trong các vi hạt ngọc mà chỉ có thể đi vào giữa các khe mao mạch và bao phủ bên ngoài các vi hạt ngọc, tạo ra các lưới màu, rất khác với vân ngọc tự nhiên.
  • Bằng đèn chiếu tia tử ngoại: Dùng đèn cực tím bước sóng dài UVA (bước sóng 400 – 315 nm) chiếu vào ngọc jadeit và quan sát huỳnh quang. Ngọc loại C đã được nhuộm màu, sẽ phát huỳnh quang mạnh màu xanh phấn da trời (strong chalky blue light). Thử nghiệm tương tự với đèn cực tím sóng ngắn UVC (bước sóng 280 – 100 nm) cho kết quả với huỳnh quang mạnh màu trắng phấn (strong chalky white light).
  • Bằng kính xem quang phổ: Chiếu đèn, dùng kính xem quang phổ và đọc kết quả (xem hình).
    Phổ hấp thụ là phương pháp có hiệu quả nhất trong việc xác định jat nhuộm màu. Jadeit bán trong, màu sáng cho phổ với vạch rất mạnh sắc nét ở rìa vùng tím, tại bước sóng 437nm. Ở những màu do nhuộm màu hoặc màu lục đậm vạch phổ này thường bị che lấp. Các loại jadeit tự nhiên thường cho các vạch phổ trong vùng đỏ dưới dạng 3 bậc tại các bước sóng 630, giữa 650 – 660 và gần 690nm. Còn các đá đã nhuộm màu thường cho một dải phổ trong vùng đỏ có tâm tại bước sóng 650 hoặc 640nm.
    Hiện nay trên thị trường rất nhiều loại jade đã qua xử lý màu ở Hồng Kông, theo công nghệ tẩy màu bằng axit sau đó ép polime (bleached & impregnated jat). Phát hiện loại ngọc này là rất khó, đòi hỏi người chơi phải có kiến thức, am hiểu để lựa chọn cho mình sản phẩm có giá trị, đạt tiêu chuẩn.

4. Nhận biết – Phân biệt Ngọc Thiên Nhiên (A) hay Đã qua xử lý (B, C và B+C) ở mức độ cá nhân

  • Với tất cả các loại Ngọc, để nhận biết – phân biệt đòi hỏi người sử dụng cần có kiến thức, nhiều kinh nghiệm và kinh nghiệm này bắt buộc là của bản thân trải qua thời gian dài được trực tiếp tiếp xúc với Ngọc, không thể chỉ đọc một vài dòng hay một vài bài viết trên mạng là có thể đưa ra đánh giá. Việc này, sẽ mang lại cho bạn rất nhiều rủi ro không đáng có về tiền bạc cũng như niềm tin về con Người hay Đá Quý/Ngọc.
  • Vì vậy, nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm, tôi không khuyến khích các bạn tự nhận biết. Việc của bạn ngay lúc này là đọc hết Series này của tôi và tiếp xúc với Ngọc + những người chơi Ngọc trong thời gian dài để tích lũy kinh nghiệm riêng cho bản thân
  • Còn nếu bạn là người đã có kinh nghiệm, sẽ không cần tôi hướng dẫn.

5. Phân biệt Ngọc thật và Ngọc giả

Ở một số nơi, người ta còn gọi Ngọc giả là Ngọc loại D. Nhưng theo tôi, cách gọi này không đúng, vì bản chất đây không phải là Ngọc.

Ngọc Jade thường được làm giả dưới dạng thủy tinh, chất dẻo nhuộm màu xanh, bột Đá ép nhuộm màu hoặc cao cấp hơn là thường được sử dụng chính bột đá Jade ép lại… Đê phân nhận biệt, có thể sử dụng một vài tiêu chí dưới đây:

  • Cảm giác (để có đc cảm giác phải cần rất nhiều cái gọi là KINH NGHIỆM).
  • Nhận thấy bằng các vân đá, bọt khí…
  • Trọng lượng

6. Tổng kết


Ngọc bất trác, bất thành Khí. Nhân bất học, bất tri lý.

… còn nữa !


[Series] – Ngọc Thạch Chân Kinh – Toàn tập kiến thức về Ngọc và Văn hóa chơi Ngọc

MỤC LỤC1. Ngọc loại A và nhận biết Ngọc Thiên Nhiên loại ANhận biết Ngọc [...]

[Bài 1] – Ngọc là gì ? Ngọc Jade là gì ? Giá trị của Ngọc trong Văn Hóa và đời sống người Á Đông

MỤC LỤC1. Ngọc loại A và nhận biết Ngọc Thiên Nhiên loại ANhận biết Ngọc [...]

20 Các bình luận

[Bài 2] – Ngọc Cẩm Thạch – Ngọc Jadeite là gì ? Tìm hiểu về Ngọc Cẩm Thạch Jadeite Jade

MỤC LỤC1. Ngọc loại A và nhận biết Ngọc Thiên Nhiên loại ANhận biết Ngọc [...]

[Bài 3] – Đá Quý Ngọc Bích là gì? Ngọc Nephrite Jade là gì? Kiến thức tổng quát và chi tiết nhất về Ngọc Bích Thiên Nhiên

MỤC LỤC1. Ngọc loại A và nhận biết Ngọc Thiên Nhiên loại ANhận biết Ngọc [...]

[Bài 4] – Ngọc Thiên Nhiên loại A là gì? Ngọc như thế nào mới thực sự là Thiên Nhiên 100%

MỤC LỤC1. Ngọc loại A và nhận biết Ngọc Thiên Nhiên loại ANhận biết Ngọc [...]

[Bài 5] – So sánh Ngọc Bích (Nephrite Jade) và Ngọc Cẩm Thạch (Jadeite Jade)

MỤC LỤC1. Ngọc loại A và nhận biết Ngọc Thiên Nhiên loại ANhận biết Ngọc [...]

3 Các bình luận

[Ngọc Phỉ Thúy – Bài 1] – Ngọc Phỉ Thúy là gì ? Kiến thức chuyên sâu toàn tập về Ngọc Phỉ Thúy từ A – Z

MỤC LỤC1. Ngọc loại A và nhận biết Ngọc Thiên Nhiên loại ANhận biết Ngọc [...]

1 Các bình luận

[Bài 8] – Những loại Đá Quý/Khoáng vật không phải là Ngọc nhưng vẫn được gọi là Ngọc ở Việt Nam và trên Thế giới

MỤC LỤC1. Ngọc loại A và nhận biết Ngọc Thiên Nhiên loại ANhận biết Ngọc [...]

2 Các bình luận


Bài viết được chia sẻ bởi Khánh Hồ – Fengshui Consultant !

Cố vấn chuyên môn Hồn Đá Việt – Vua Ngọc Bích.

3
2
votes
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo

0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x